Quy định về nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm? Phân tích các nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm?
Bảo hiểm là một lĩnh vực rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với Việt Nam nói riêng. Hoạt động quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm là hết sức quan trọng và không thể thiếu được ở bất kì một xã hội nào. Quản lý Nhà nước giúp cho bộ máy của các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm hoạt động hiệu quả, theo một khuôn khổ nhất định, đúng quy định pháp luật và có hiệu quả hơn. Các chính sách quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm có vai trò quan trọng, đảm bảo cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp đúng định hướng, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam. Bài viết dưới đây Luật LVN Group sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về nội dung chính sách quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.
LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191
1. Quy định về nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm:
Ngày nay, trong bất kỳ một xã hội nào, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như nước ta thì việc Nhà nước quản lý hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội trong đó có hoạt động bảo hiểm là một yêu tố tất yếu khách quan đồng thời cũng là sự đòi hỏi chủ quan xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta.
Theo Điều 120 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010) có quy định về các nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm như sau:
“1. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam;
2. Cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;
3. Ban hành, phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm;
4. Giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm;
5. Tổ chức thông tin và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm;
6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm;
7. Chấp thuận việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động ở nước ngoài;
8. Quản lý hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;
9. Tổ chức việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm;
10. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.”
Hoạt động quản lý Nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt, thông qua đó các chủ thể có thẩm quyền sẽ được sử dụng các quyền lực Nhà nước như lập pháp, hành pháp và tư pháp để quản lý mọi lĩnh vực xã hội.
Bảo hiểm được hiểu là những quan hệ kinh tế gắn với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm để nhằm mục đích chính là để xử lý các rủi ro các biến cố bảo hiểm, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội diễn ra bình thường. Từ đó góp phần ổn định tài chính và đảm bảo cho các khoản đầu tư cũng như góp phần ổn định và tăng thu cho ngân sách đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại giữa các nước. Không những thế còn góp phần ngăn ngừa đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cuộc sống của con người an toàn, xã hội trật tự hơn và đã tạo thêm công ăn việc làm cho các chủ thể là người lao động, tạo nếp sống tiết kiệm trên phạm vi toàn xã hội.
Với những vai trò to lớn như thế thì quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm là vô cùng cần thiết và có những vai trò, ý nghĩa rất quan trọng. Nội dung quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Nhà nước vừa đảm bảo quản lý, xử lý chặt chẽ những vấn đề đã, đang và sẽ phát sinh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, vừa đảm bảo tạo môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm và thị trường bảo hiểm phát triển.
2. Phân tích các nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm:
– Hiện nay, có rất nhiều các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm được ban hành, được sử dụng để làm căn cứ cho việc hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, nhiều chủ thể chưa thể nắm rõ được các quy định về kinh doanh bảo hiểm do thiếu hiểu biết cũng như chưa tìm được căn cứ pháp lý phù hợp dẫn đến những ảnh hưởng về quyền và lợi ích của chính mình. Do đó, Nhà nước cần ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Bên cạnh đó, việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng rất quan trọng và có vai trò to lớn đối với sự tăng trưởng của ngành bảo hiểm. Cần phải tiếp tục phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo hướng hiện đại, đảm bảo đủ năng lực và điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ và tổ chức thực hiện các chính sách bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
– Các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam khi được thành lập tại Việt Nam thì cần phải có giấy phép thành lập hoặc giấy phép đặt văn phòng đại diện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Nhà nước Việt Nam cần quản lý việc cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam theo đúng quy định.
– Pháp luật quy định Bộ Tài chính sẽ có trách nhiệm ban hành các quy tắc, điều khoản bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với từng loại hình bảo hiểm bắt buộc. Các sản phẩm bảo hiểm do Chính phủ quy định hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thực hiện theo các văn bản hướng dẫn riêng. Các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe phải được Bộ Tài chính phê chuẩn trước khi triển khai. Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ thì được quy định cụ thể tại điểm a, b Khoản 4 Điều 39 Nghị định 73/2016/NĐ-CP của Chính Phủ. Quy tắc, điều khoản, biểu phí do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài xây dựng sẽ cần phải bảo đảm các điều kiện cụ thể pháp luật quy định.
Và việc ban hành, phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm là một trong số những nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Để hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiệu quả thì Nhà nước cần phải giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cũng như cần phải áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm. Hoạt động giám sát là vô cùng cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm và đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm là chính xác và đúng quy định.
– Giá trị cơ bản của ngành bảo hiểm đó chính là quản lý rủi ro, mang đến sự bình an cho xã hội, bên cạnh đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Bằng những phản ứng linh hoạt và kịp thời, ngành bảo hiểm đã thể hiện tốt vai trò của mình nhất là trong tình hình những rủi ro và tác động bất ngờ do đại dịch COVID-19 gây ra. Nhằm mục đích để đảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm trước các diễn biến phức tạp đang xảy ra thì Nhà nước cần quản lý về việc tổ chức thông tin và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm.
– Cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm nhằm mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động bảo hiểm xã hội.
Trong những năm gần đây thì nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ; cùng với đó chính là thị trường lao động thế giới đang biến đổi rất nhanh chóng. Chính bởi vì thế mà đòi hỏi các quốc gia phải nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, người lao động. Vì vậy, các nước cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác trong lĩnh vực này, phù hợp với xu thế phát triển an sinh xã hội toàn cầu.
– Các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động ở nước ngoài đang ngày càng phát triển nhanh về số lượng cũng như chất lượng. Do đó, nhà nước ta cũng cần gia tăng việc quản lý đối với việc chấp thuận việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động ở nước ngoài.
– Bên cạnh đó cũng cần phải quản lý hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.
– Ngoài ra, Nhà nước cũng cần tổ chức đối với việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm. Hiện nay, nước ta về cơ bản vẫn chưa có đội ngũ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm trong điều kiện tốt nhất. Do đó cần phải đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm để nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.
– Trong bất cứ một lĩnh vực nào thì thanh tra, kiểm tra đều vô cùng quan trọng, nhất là đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm cũng có vai trò rất quan trọng và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm diễn ra công bằng và minh bạch. Do đó,nhà nước ta cũng cần gia tăng việc quản lý đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.