Khái niệm nghỉ phép là gì? Ông bà mất được nghỉ mấy ngày? Nghỉ phép khi người thân mất? Nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương khi nào?
Hiện nay, khi các cá nhân đến một độ tuổi nhất định thì sẽ tham gia vào các hoạt động lao động để tạo nên thu nhập cho bản thân, gia đình và không phải là gánh nặng cho xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia vào thị thường lao động thì người lao động sẽ thực hiện những công việc các ngày trong tuần và được nghỉ vào cuối tuần. Những có những lúc, bạn sẽ phải nghỉ làm công việc của mình đối với các ngày trong tuần khi có các đám ma chay, hiếu hỉ, hay đau ốm bệnh tật,… Lúc này người lao động có thể xin phép người sử dụng lao động nghỉ. vậy khi ông bà mất được nghỉ mấy ngày? Nghỉ phép khi người thân mất được Bộ Luật Lao động quy định ra sao?
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191
1. Nghỉ phép là gì?
Nghỉ phép được biết đến là tên gọi khác của một thuật ngữ “Nghỉ hàng năm” theo như quy định của Bộ Luật Lao động năm 2019. Đây là những quyền lợi của người lao động được hưởng: được phép nghỉ mà vẫn có lương.
Ngày nghỉ hàng năm là thời gian nghỉ việc có trả lương do người sử dụng lao động cấp cho người lao động để người lao động làm bất cứ việc gì mà người lao động muốn.
Tùy thuộc vào chính sách của người sử dụng lao động, số ngày khác nhau có thể được đưa ra và người lao động có thể được yêu cầu thông báo trước một số lượng nhất định, có thể phải phối hợp với người sử dụng lao động để đảm bảo rằng nhân viên là sự vắng mặt của nhân viên và các yêu cầu khác có thể phải được đáp ứng. Đại đa số các quốc gia ngày nay quy định số tiền nghỉ phép hàng năm được trả lương tối thiểu theo luật.
Trong hầu hết các trường hợp, số ngày nghỉ hàng năm – có thể bao gồm hoặc không bao gồm các ngày nghỉ lễ – sẽ được quy định trong hợp đồng lao động. Hầu hết các tổ chức yêu cầu nhân viên thông báo trước về ý định đi nghỉ; nói chung khoảng thời gian người lao động muốn nghỉ việc càng dài thì thời gian báo trước càng lâu.
2. Ông bà mất được nghỉ mấy ngày?
Câu hỏi: Ông bà mất được nghỉ mấy ngày? là một trong những câu hỏi rất phổ biến và được rất nhiều người lao động hỏi khi chưa nắm được quy định của Bộ luật Lao động 2019 ở trên về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương. Trên cơ sở quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc nghỉ không lương. Do đó, theo như quy định này thì người lao động sẽ phải xin phép và thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn và thực hiện việc nghỉ không lương 01 ngày theo như quy định của Bộ luật này.
Ngoài các trường hợp vừa được tác giả nêu ra ở trên thì theo như quy định tại Khoản 3 Điều này thì người lao động nếu có việc muốn xin nghỉ thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, có thể thấy rằng, theo như quy định tại Điều này thì khi người lao động có ông bà mất thì sẽ được nghỉ việc 01 ngày không hưởng lương và người lao động phải có nghĩa vụ thông báo với người sử dụng lao động của người lao động khi ông bà của bạn mất. Và người lao động có thể thỏa thuận nghỉ thêm nhưng sẽ không được hưởng lương với người sử dụng lao động.
Khi người lao động có ông bà mất mà đã thực hiện việc thông báo thì người sử dụng lao động phải tạo điều kiện cho người lao động nghỉ việc theo quy định. Trong trường hợp mà người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo đúng quy định pháp luật mà người sử dụng lao động không cho hoặc gây khó khăn thì sẽ bị xử phạt hành chính.
Trong trường hợp ông bà của người lao động chết mà người lao động đã thông báo thì người sử dụng lao động phải tạo điều kiện cho người lao động nghỉ việc theo quy định phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP). Tuy nhiên, đối với trường hợp mà người lao động muốn xin nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận, thì lúc này người sử dụng sẽ cân nhắc đến việc người lao động nghỉ việc như vậy có ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của công ty hay không từ đó, người sử dụng lao động được quyền đồng ý hoặc từ chối đề nghị xin nghỉ của người lao động mà không bị coi là vi phạm pháp luật.
3. Nghỉ phép khi người thân mất:
Theo như quy định của pháp luật thì đối với những trường hợp cụ thể mà Bộ luật Lao động quy định về việc nghỉ phép của người lao động có quy định về trường hợp người thân mất thì người lao động sẽ được nghỉ 01 ngày theo như quy định và có thể nghỉ nhiều hơn là do 2 bên thỏa thuận. Tuy nhiên, tùy vào trường hợp nghỉ mà người lao động được hưởng nguyên lương hoặc không được hưởng lương. Cũng dựa theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động 2019 có quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương”.
Như vậy, người lao động phải có trách nhiệm thông báo với người sử dụng lao động khi được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019,: đó chính là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết.
Ngoài quy định về việc được nghỉ phé hưởng nguyên lương thì đối với những trường hợp người lao động có ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết thì theo như quy định người lao động sẽ được nghỉ 01 ngày để về chịu tang đồng thờ sẽ phải thông báo với người sử dụng lao động được biết về việc nghỉ phép này của người lao động.
4. Nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương khi nào?
Trên cơ sở quy định của Bộ luật lao động và những nội dung mà tác giả đã phân tích ở trên thì những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 như: người lao động kết hôn; con để của người lao động, con nuôi của ngươi lao động kết hôn; cha đẻ, mẹ đẻ của người lao động chết; Cha nuôi, mẹ nuôi của người lao động chết; Cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng của người lao động chết; Cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng của người lao động chết; Vợ hoặc chồng của người lao động chết; Con đẻ, con nuôi của người lao động chết thì người lao động sẽ được nghỉ số ngày từ 01 ngày đến 03 ngày tùy vào trường hợp mà pháp luật đã quy định tại Điều này. Trong thời gian nghỉ việc thì người lao động sẽ được hưởng nguyên lương như một ngày đi làm bình thường.
Mặc dù pháp luật có quy đỉnh rõ ràng về điệu kiện được nghỉ và số ngày nghỉ cố định những khi người lao động nghỉ việc riềng thì phải thông báo cho người sử dụng lao động biết. Bộ luật lao động năm 2019 vẫn giữ nguyên các trường hợp nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương của Bộ luật Lao động năm 2012 và đã bổ sung thêm những trường hợp nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương như sau: Con nuôi kết hôn; cha nuôi, mẹ nuôi chết; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết; con nuôi chết