Phân biệt Hợp đồng BCC và hợp đồng BOT

Phân biệt Hợp đồng BCC và hợp đồng BOT. Quy định về Hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao.

Phan-biet-Hop-dong-Hop-tac-kinh-doanh-BCC-voi-Hop-dong-BOT.jpgPhan-biet-Hop-dong-Hop-tac-kinh-doanh-BCC-voi-Hop-dong-BOT.jpgPhân biệt Hợp đồng BCC và hợp đồng BOT. Quy định về Hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao.


Tóm tắt câu hỏi:

Chào LVN Group, tôi muốn phân biệt Hợp đồng Hợp tác kinh doanh (BCC) với Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) thì cần phân biệt như thế nào? Mong LVN Group tư vấn!

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nước sở tại.

Để phân biệt hai loại hợp đồng này, các cá nhân tổ chức cần dựa vào các tiêu chí phân biệt cụ thể như sau:

Phan-biet-Hop-dong-Hop-tac-kinh-doanh-BCC-voi-Hop-dong-BOT.jpgPhan-biet-Hop-dong-Hop-tac-kinh-doanh-BCC-voi-Hop-dong-BOT.jpg

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Loại Hợp đồng

BCC

BOT

1. Chủ thể tham gia đầu tư

– Tất cả các nhà đầu tư đều có quyền tham gia và có quyền ký kết hợp đồng để hình thành quan hệ đầu tư

– Luôn phải co sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu không có sẽ không hình thành quan hệ đầu tư theo HĐ BOT.

 

 

2. Lĩnh vực đầu tư

– Có quyền được đầu tư vào tất cả các lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

– Thường được thực hiện trong các lĩnh vực như xây dựng, vận hành công trình kết cấu hạ tầng mới hoặc cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, quản lý các công trình giao thông, kinh doanh điện, cấp thoát nước và xử lý chất thải…

3. Mục đích khi lựa chọn hình thức đầu tư của các chủ thể

– Tìm kiếm lợi nhuận và các mục đích kinh tế, tài chính khác khi các bên hợp tác kinh doanh

– Thu được lợi nhuận và các quyền lợi ưu đãi khác, có những đặc thù do có sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm, nhà đầu tư góp phần san sẻ gánh nặng tài chính khi tiến hành đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.

4. Phương án kinh doanh và chấm dứt hợp đồng

– Mọi thỏa thuận không trái pháp luật sẽ được các bên tự nguyện thực hiện, do đó phương án kinh doanh và thỏa thuận chấm dứt hợp đồng sẽ do các bên tham gia hợp tác kinh doanh quy định, pháp luật tôn trọng các thỏa thuận đó của các nhà đầu tư.

– Quy định tại khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư 2005: Nhà đầu tư chỉ có quyền kinh doanh trong một thời hạn nhất định sau khi đã xây dựng xong công trình kết cấu hạ tầng đó phải chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước VN.

5. Thời hạn thực hiện hợp đồng

– Thường ngắn hơn, tùy theo thỏa thuận của các bên liên doanh.

– Thường dài hơn vì sau khi xây dựng, NĐT còn kinh doanh trong một thời hạn nhất định sau đó mới chuyển giao cho Nhà nước.

6. Phương thức thực hiện HĐ

– Không thành lập pháp nhân, không có bộ máy tổ chức, quản lý doanh nghiệp chung, các bên hợp doanh độc lập với nhau về kinh tế, tổ chức, tư cách pháp lý. Việc hợp doanh cùng góp vốn, phân chia kết quả kinh doanh tùy thuộc vào kết quả kinh doanh “lời ăn, lỗ chịu” tương ứng với tỉ lệ góp vốn của mỗi bên.

– Phải thành lập doanh nghiệp BOT (Doanh nghiệp dự án) để tổ chức, quản lý doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, nhân danh chính mình để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Việc thành lập doanh nghiệp dự án giúp nâng cao trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, đảm bảo dự án đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội nhất định.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của LVN Group:

– Đánh giá những hạn chế chung của pháp luật trong quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

– Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp tác làm ăn

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT LVN:

– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

– Tư vấn pháp luật miễn phí qua tổng đài về giao thông

– Tư vấn pháp luật về thuế trực tuyến miễn phí

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com