Phân cấp thẩm quyền quản lý đối với hoạt động quảng cáo thương mại - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Phân cấp thẩm quyền quản lý đối với hoạt động quảng cáo thương mại

Phân cấp thẩm quyền quản lý đối với hoạt động quảng cáo thương mại

Phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo thương mại bao gồm sự phân cấp của các bộ trong lĩnh vực quảng cáo và sự phân cấp của ủy ban nhân dân.

quy-dinh-cua-phap-luat-ve-phan-cap-tham-quyen-quan-ly-nha-nuoc-doi-oi-hoat-dong-quang-cao-thuong-maiquy-dinh-cua-phap-luat-ve-phan-cap-tham-quyen-quan-ly-nha-nuoc-doi-oi-hoat-dong-quang-cao-thuong-mai1. Về thẩm quyền phân cấp của các bộ trong lĩnh vực quảng cáo

Điều 26 Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành Luật quảng cáo 2013có quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về quảng cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như sau:

“Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động quảng cáo;

2. Hướng dẫn, đôn đốc công tác xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương;

3. Thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định sản phẩm quảng cáo;

4. Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, quản lý trong hoạt động quảng cáo;

5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về quảng cáo theo quy định của pháp luật;

6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo;

7. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật”.

          Như vậy, sau khi  Bộ văn hóa- thông tin năm 2007 được phân tách ra thành Bộ văn hóa, thể thao, du lịch và Bộ thông tin- truyền thông thì Bộ văn hóa, thể thao, du lịch đã tiếp tục thực hiện chức năng quản lí nhà nước về quảng cáo, trừ việc quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên mạng thông tin máy tính và trên xuất bản phẩm, do những nội dung công việc này được chuyển giao cho Bộ thông tin và truyền thông như theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013quy định chi tiết thi hành Luật quảng cáo 2013 như sau:

“1. Bộ Thông tin và Truyền thông trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật;

b) Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo trên báo nói, báo hình;

c) Tiếp nhận thủ tục thông báo ra phụ trương chuyên quảng cáo đối với báo in;

d) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin.”

Ngoài ra, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, hầu hết các bộ quản lí ngành đều có thẩm quyền phối hợp với Bộ văn hoá, thể thao và du lịch trong quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định 181/2013/NĐ – CP ngày 14/11/2013hướng dẫn thi hành Luật quảng cáo 2013như sau:

“ 2. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

a) Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước về quảng cáo; quản lý nhà nước về nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc ngành, lĩnh vực được phân công;

b) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc phạm vi quản lý của mình;

c) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quảng cáo thuộc lĩnh vĩnh vực được phân công quản lý.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về quảng cáo theo thẩm quyền.”

2. Về thẩm quyền theo phân cấp cảu Ủy ban nhân dân và các cơ sở ở địa phương

Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lí nhà nước về quảng cáo tại địa phương theo phân cấp của Chính phủ. Điều 28Nghị định số 181/2013/NĐ-CPquy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện:

“1. Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài;

2. Tổ chức xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn;

3. Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về quảng cáo tại địa phương;

4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ về quảng cáo tại địa phương;

5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo theo thẩm quyền;

6. Báo cáo định kỳ việc quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 31 tháng 12 hằng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

7. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật”.

Sở văn hoá – thông tin có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các ngành để xây dựng quảng cáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt; tiếp nhận hồ sơ, chủ trì thẩm định và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo nước ngoài đặt tại địa phương. Theo pháp luật hiện hành, Sở thông tin và truyền thông không có nhiệm vụ cụ thể trong quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo, mặc dù, quyết định thành lập Sở thông tin và truyền thông của các Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đều khẳng định Sở thông tin và truyền thông có chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về quảng cáo trên báo chí, mạng máy tính và xuất bản phẩm tại địa phương.

Như vậy, thực trạng phân cấp thẩm quyền quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo có một số nét nổi bật:

Thứ nhất, Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lí nhà nước đối với hoạt động quảng cáo.

Thứ hai, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.

Thứ ba, chức năng quản lí nhà nước về thông tin được giao cho Bộ thông tin và truyền thông, các nội dung quản lí nhà nước về hoạt động quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm được chuyển giao cho Bộ thông tin và truyền thông, trong đó, có một số hoạt động cấp phép được chuyển giao trực tiếp từ Bộ văn hoá – thông tin sang cho Bộ thông tin và truyền thông thực hiện;

quy-dinh-cua-phap-luat-ve-phan-cap-tham-quyen-quan-ly-nha-nuoc-doi-oi-hoat-dong-quang-cao-thuong-maiquy-dinh-cua-phap-luat-ve-phan-cap-tham-quyen-quan-ly-nha-nuoc-doi-oi-hoat-dong-quang-cao-thuong-mai

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Thứ tư, mặc dù có sự thay đổi cơ cấu bộ máy của Chính phủ (từ năm 2008) nhưng Sở văn hoá thể thao và du lịch vẫn tiếp tục thực hiện mọi thẩm quyền quản lí nước đối với hoạt động quảng cáo tại địa phương. Sở thông tin và truyền thông không được phân cấp thẩm quyền quản lí hoạt động quảng cáo ở địa phương;

Thứ năm, Bộ công thương là cơ quan thống nhất quản lí nhà nước về thương mại, trong đó bao gồm 4 hoạt động xúc tiến thương mại là khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, hội chợ triển lãm thương mại. Tuy nhiên, do Luật thương mại năm 2005 “tránh” các quy định đã và đang tồn tại về phân cấp thẩm quyền quản lí hoạt động quảng cáo nên hầu như Bộ công thương không trực tiếp tham gia quản lí hoạt động quảng cáo, mặc dù bản chất của các quảng cáo đều là quảng cáo thương mại

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com