Pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại từ 2005 đến nay. Quá trình phát triển của chế tài vi phạm hợp đồng thương mại.
Do còn nhiều hạn chế nên trải qua một thời gian các văn bản pháp luật kinh tế ban hành thời kỳ đầu đổi mới đã bộc lộ nhiều bất cập, không đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn phát triển của kinh tế Việt Nam cũng như thực tiễn thương mại quốc tế. Năm 2005, hàng loạt các văn bản pháp luật trong lĩnh vực kinh tế được ban hành như: Bộ luật Dân sự năm 2005; Luật thương mại năm 2005….
Các văn bản pháp luật này đã đánh dấu sự thay đổi căn bản trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh doanh nói chung và quan hệ trong hợp đồng kinh doanh nói riêng. Không còn sự phân biệt giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự, phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại được mở rộng rất nhiều.
Theo Luật thương mại năm 2005 khái niệm hoạt động thương mại rất rộng, bao gồm tất các các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi; các hình thức chế tài được mở rộng hơn, quy định cụ thể hơn và đề cập đến cả mối quan hệ giữa các hình thức này.
Các quan hệ thương mại luôn vận đông và biến đổi không ngừng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế và Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO nên Luật thương mại năm 2005 về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, trong thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập nên cần được nghiên cứu toàn diện và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng cũng như đảm bảo sự vận hành và phát triển có định hướng của nền kinh tế thị trường.
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Những nội dung cơ bản của pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại bao gồm:
– Căn cứ áp dụng chế tài do vi phạm hợp đồng
– Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng. Trong đó quy định về điều kiện, cách thức áp dụng từng loại chế tài cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên khi áp dụng từng loại chế tài và mối quan hệ giữa các loại chế tài này.
– Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại.