Các trường hợp áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ? Phương thức đấu thầu hai giai đoạn một túi hồ sơ diễn ra được tiến hành qua hai giai đoạn? Quy trình đấu thầu hai giai đoạn một túi hồ sơ?
Theo quy định của pháp luật thì trong đấu thầu để có thể tiến hành hoàn chỉnh một dự án thầu thì phải trải qua rất nhiều giai đoạn, chủ đầu tư phải lựa chọn các phương thức cho gói thầu một cách hơp lý và đảm bảo đúng theo quy định pháp luật. Trong bài viết này chúng tôi trình bày các nội dung liên quan đến lựa chọn phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ trong việc lựa chọn nhà thầu dự án. Vậy, Luật đấu thầu và các văn bản pháp luật có liên quan quy định như thế nào về phương pháp này?
LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191
1. Các trường hợp áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ?
Phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hai giai đoạn một túi hồ sơ được thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu. Cụ thể, các trường hợp áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ.
Các trường hợp áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Đấu thầu năm 2013, phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp:
– Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp được thực hiện theo 02 phương thức:
+ Thứ nhất là đấu thầu rộng rãi, hình thức này được thực hiện là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.
+ Thứ hai là đấu thầu hạn chế, phương thức này được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Chúng ta có thể đối chiếu với Điều 63 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về gói thầu quy mô nhỏ, đây là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng.
Qua đây, có thể hiểu một cách đơn giản về gói thầu quy mô lớn là gói thầu được mở rộng, không thuộc vào mô hình quy mô nhỏ, và gói thầu này thuộc gói thầu có giá trị lớn, tính chất mức độ phức tạp hơn, được thể hiện cụ thể là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu lớn hơn 10 tỷ đồng; đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu lớn hơn 20 tỷ đồng.
Như vậy, từ nội dung trên có thể thấy phương thức đấu thầu hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng mặc định trong trường hợp là đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu lớn hơn 10 tỷ đồng, xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu lớn hơn 20 tỷ đồng.
2. Phương thức đấu thầu hai giai đoạn một túi hồ sơ diễn ra được tiến hành qua hai giai đoạn?
Đối với phương thức đấu thầu hai giai đoạn một túi hồ sơ diễn ra được tiến hành theo các giai đoạn để phù hợp với phương án đấu thầu được áp dụng. Theo đó, hai giai đoạn được tiến hành như sau:
Trong giai đoạn 1: Áp dụng trong quá trình nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng chưa có giá dự thầu.
Có thể căn cứ theo Điều 44 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về quy mô, tính chất của gói thầu để có thể áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn nhằm lựa chọn được các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu. Chính vì vậy, việc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn do người có thẩm quyền quyết định và phải được ghi rõ trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Hồ sơ mời thầu giai đoạn một được chuẩn bị bao gồm các nội dung sau đây:
– Các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu đã được chủ đầu tư xây dựng kế hoạch.
– Các chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn một; ý tưởng yêu cầu về phương án kỹ thuật của gói thầu để nhà đầu tư có thể dễ dàng nắm bắt được phương hướng thực hiện khi làm việc.
– Yêu cầu chung hoặc yêu càu riêng về phương án tài chính ,thương mại phải thực hiện trong quá trình làm việc để các nhà thầu đề xuất về phương án kỹ thuật, phương án tài chính, thương mại, làm cơ sở cho bên mời thầu xem xét, hoàn chỉnh hồ sơ mời thầu giai đoạn hai.
– Không yêu cầu nhà thầu đề xuất về giá dự thầu và thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu.
Theo đó, trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Không yêu càu đề xuất giá hoặc đưa phương án giá trước để bảo đảm tính công bằng khi đấu thầu. Từ đó, dựa trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn 2.
Trong giai đoạn 2: Nhà thầu đã tham gia giai đoạn 1 được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Nội dung hồ sơ mời thầu:
Hồ sơ mời thầu đối với giai đoạn này phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm áp dụng đối với gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, trong hồ sơ mời thầu không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu song cần yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu.
Trong hồ sơ đưa ra được những tiêu chuẩn cụ thể như về đánh giá về kỹ thuật, tiêu chuẩn xác định giá đánh giá cần thiết đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá.
Xác định điểm giá và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp để áp dụng đối với trường hợp sử dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá.
Theo đó, có thể thấy trong hồ sơ mời thầu thì người mở thầu hay chủ đầu tư không được phép nêu bất cứ điều kiện nào với mục đích nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
3. Quy trình đấu thầu hai giai đoạn một túi hồ sơ?
Tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP đã quy định một số nội dung liên quan đến quy trình đấu thầu hai giai đoạn một túi hồ sơ như sau:
Thứ nhất, Lựa chọn danh sách ngắn
Thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP trường hợp áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, việc lựa chọn danh sách ngắn sẽ căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu để chủ đầu tư có thể áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn với mục đích nhằm lựa chọn được các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo tiêu chuẩn yêu cầu trong gói thầu để mời tham gia đấu thầu. Việc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn do người có thẩm quyền quyết định và phải được ghi rõ trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Thứ hai, sau khi thực hiện áp dụng danh sách ngắn xong thì chủ đầu tư tiến hành lập hồ sơ mời thầu giai đoạn một theo trình tự sau:
– Căn cứ lập hồ sơ mời thầu theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP được hướng dẫn tại Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT thì trong hồ sơ cần phải có mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp số theo mẫu số 01 áp dụng cho gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế trong nước với phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ.
Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
Thứ ba, khi hoàn chỉnh hồ sơ mời thầu thì gửi lên cơ quan có thẩm quyền để thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu bởi lẽ theo quy định thì hồ sơ mời thầu phải được thẩm định trước khi được phê duyệt theo quy định tại Điều 105 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Cơ quan tiến hành phê duyệt hồ sơ mời thầu phải thực hiện bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.
Thứ tư, khi được phê duyệt hồ sơ thì chủ đầu tư tiến hành mở thầu:
Theo quy định thì việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Chỉ tiến hành mở các hồ sơ dự thầu mà bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu.
Việc mở thầu được tiến hành thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu xếp theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây:
– Kiểm tra niêm phong hồ sơ gói thầu đã được thẩm đjnh và phê duyệt.
– Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ; thông tin chính ghi trong đơn dự thầu; thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu.
– Biên bản mở thầu: Các thông tin được nêu trong hồ sơ công khai này phải được ghi vào biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà thầu tham dự mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu;
– Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì đối với phương thức đấu thầu hai giai đoạn một túi hồ sơ được thực hiện lần lượt theo quy trình các bước tù việc lựa chọn danh sách cho đến lập hồ sơ mời thầu, thẩm định và phê duyệt tính hợp pháp của hồ sơ sau đó tiến hành mở gói thầu cho nhà thầu.