Quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục

Quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục? Phân tích quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục?

Mỗi chúng ta đều đã quá quen thuộc với khái niệm cơ sở giáo dục bởi vì trên thực tế, ít nhiều bất cứ ai cũng đã từng tiếp xúc qua với môi trường sư phạm. Các cơ sở giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục ở các địa phương trên địa bàn cả nước và có những ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển của các thế hệ học sinh, sinh viên. Bài viết dưới đây Luật LVN Group sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191

1. Quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục:

Theo Điều 22 Luật Giáo dục 2019 đã quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục bao gồm:

“1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.

2. Xuyên tạc nội dung giáo dục.

3. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

4. Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.

5. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

6. Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.”

Ta nhận thấy, theo Điều 22 Luật Giáo dục 2019 đã quy định cụ thể về các hành vi sau cũng bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục như xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học; Xuyên tạc nội dung giáo dục; Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh; Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.

Thực tế, việc đưa ra quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục là rất cần thiết, bởi các cá nhân trong môi trường giáo dục nhất là người thầy cần chuẩn mực, trong sáng, gương mẫu trong mọi hoàn cảnh trước học trò và mọi người xung quanh.

Sáu hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục này cần được thực hiện nghiêm túc để các cơ sở giáo dục ngày càng trở nên phát triển và đào tạo được những thế hệ học sinh tốt hơn.

2. Phân tích quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục:

Theo Điều 22, Luật Giáo dục năm 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục gồm:

– Thứ nhất: Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.

Hành vi này căn cứ theo tính chất, mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

+ Về xử phạt vi phạm hành chính:

Đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có thể bị xử phạt hành chính, các chủ thể có thể làm đơn tố cáo hành vi của người đó và gửi ra công an khu vực, nếu đủ cơ sở chứng minh, tùy theo mức độ, hành vi của người đó có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

+ Về vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự:

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội làm nhục người khác tại Điều 155.

Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người bị pháp luật Việt nam nghiêm cấm thực hiện.

Các chủ thể là người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) đã làm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông hay các hành động cụ thể khác. Nhằm mục đích để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Tất cả hành vi, thủ đoạn được nêu trên của người phạm tội chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác.

Mục đích của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại.

Có nhiều khung hình phạt cụ thể cho tội phạm này. Tuỳ vào tính chất và mức độ của hành vi mà có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm hay các chủ thể là người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm theo quy định của pháp luật.

– Thứ hai: Xuyên tạc nội dung giáo dục.

Pháp luật Việt Nam quy định giáo viên không được lợi dụng nghề nghiệp để xuyên tạc nội dung giáo dục.

Người giáo viên có nhiệm vụ thực hiện giáo dục theo đúng mục tiêu của ch­ương trình giáo dục phổ thông các cấpvà kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Giáo viên cần phải chủ động thực hiện, chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh của lớp mình phụ trách.

Giáo viên còn cần phải tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và nhà trường, thường xuyên cập nhật những chỉ đạo của ngành, chuẩn bị, tổ chức dạy học và đánh giá học sinh theo quy định. Bên cạnh đó sẽ cần xây dựng mối quan hệ thân thiện, dân chủ giữa giáo viên với học sinh và với cha mẹ học sinh, giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tự tin, tự chủ trong học tập và rèn luyện.

Một người giáo viên cũng luôn luôn phải giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, ứng xử văn hoá, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp, g­ương mẫu trước học sinh và th­ương yêu, đối xử công bằng, tôn trọng học sinh, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, sinh viên của mình.

– Thứ ba: Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

Các hành vi gian lận ngày càng trở nên phổ biến và xuất hiện rất nhiều hành vi khác nhau với thủ đoạn tinh vi hơn.

Chính bởi vì thế mà các học sinh, sinh viên và giáo viên của nhà trường nên có các cuộc thảo luận để đề cao đạo đức nghề nghiệp, những quy tắc cần tuân thủ trong việc học tập và lên án những hành vi gian lận trong học đường.

Bên cạnh đó, mỗi giáo viên cần đưa vào phần giới thiệu môn học và phổ biến cho sinh viên trong buổi học đầu tiên những nội dung sau:

+ Thông báo quy định của gian lận học đường sẽ được áp dụng trong môn học.

+ Định nghĩa về đạo văn và cách trích dẫn đúng phù hợp với quy định của nhà trường hay các cơ sở giáo dục.

+ Các mức kỷ luật áp dụng khi các sinh viên, học sinh có hành vi vi phạm quy định gian lận học đường.

Ngoài ra, để giáo dục sinh viên thì bản thân mỗi giáo viên luôn phải là một tấm gương về tính trung thực. Mọi sinh viên nên có ý thức ngăn chặn các hành vi gian lận và kịp thời thông báo với giáo viên khi phát hiện thấy bất kỳ trường hợp gian lận nào.

– Thứ tư: Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.

Theo Điều 22 Luật Giáo dục 2019, hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự là những hành vi bị nghiêm cấm. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì bất kỳ ai, kể cả là giáo viên, giảng viên hay học sinh, sinh viên, phụ huynh, khách tới làm việc cũng sẽ không được phép hút thuốc, uống rượu, bia, gây rối tại cơ sở giáo dục.

Trước đó, quy định cũ tại Luật Giáo dục 2005 chỉ cấm người học không được uống rượu, bia, hút thuốc trong các cơ sở giáo dục.

Tại Luật giáo dục 2019 gút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; Sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp không phục vụ cho việc dạy học, giáo dục tại thời điểm đó sẽ là hành vi bị nghiêm cấm đối với tất cả mọi người đang có mặt tại cơ sở giáo dục.

– Thứ năm: Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

Hiện nay, trong thực tế, ngoài những giáo viên dạy thêm chân chính như không dạy học sinh của mình, thu hút học trò bằng tài năng thì vẫn còn không ít giáo viên dùng chiêu, thủ thuật để ép học sinh phải đi học thêm.

Tình trạng các giáo viên ép buộc học sinh học thêm để thu tiền diễn ra rất phổ biến thế nhưng rất khó có thể bắt quả tang để có thể xử lý kỷ luật.

Từ trước đến nay, đã có nhiều thông tư, công văn đã cấm việc ép học thêm, cấm buộc phụ huynh nộp tiền thì vẫn xảy ra tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan, xảy ra chuyện lạm thu đầu năm học.

Theo quy định, khi các giáo viên muốn mở lớp dạy thêm, trong hoặc ngoài nhà trường thì lớp dạy thêm đó cần phải bảo đảm có đủ giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo, có đủ cơ sở vật chất và lớp học theo yêu cầu quy định.

Đối với các cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm quy định về dạy thêm học thêm, có hành vi lừa đảo hoặc tổ chức dạy thêm học thêm trái quy định dẫn tới vi phạm các quy định về trật tự an toàn xã hội thì phải được xử lý thích đáng, bị áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

– Thứ sáu: Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.

Thông thường, từ xưa đến nay, giáo viên sẽ thay mặt cho nhà trường, các cơ sở giáo dục vận động, kêu gọi phụ huynh ủng hộ tự nguyện.

Việc đóng góp của mỗi người sẽ tùy lòng hảo tâm. Biên bản thu tiền sẽ vẫn được ghi, phụ huynh đồng tình sẽ ký vào biên bản. Cũng như có những lời kêu gọi đóng góp lại do Ban đại diện cha mẹ học sinh vận động nhưng danh sách đóng góp lại được ghi cụ thể và nộp lại cho nhà trường.

Tuy nhiên, trên thực tế xảy ra không ít các trường hợp các cá nhân hay tổ chức vì trục lợi cho bản thân đã lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật. Đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Nếu cố ý vi phạm sẽ bị xử phạt theo đúng quy định.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com