Quy định các hình thức kỷ luật quân nhân trong quân đội

Quy định các hình thức kỷ luật quân nhân trong quân đội? Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật quân nhân trong quân đội? Giải pháp phòng, chống vi phạm kỷ luật, pháp luật trong Quân đội?

Trong môi trường quân đội có thể thấy việc giữ vững kỷ luật kỷ cương là một vấn đề rất quan trọng bởi vì lực lượng quân đội được xem là lực lượng bảo vệ đất nước và giữ gìn an ninh của tổ quốc. Theo đó việc vi phạm các hình thức kỷ luật quân nhân trong quân đội sẽ được xử lý nghiêm minh theo quy định. Vậy cụ thể pháp luật quy định các hình thức kỷ luật quân nhân trong quân đội như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.

Cơ sở pháp lý: 

Thông tư Số: 16/2020/TT-BQP quy định việc áp dụng các hình thức kỉ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc Phòng

LVN Group tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

1. Quy định các hình thức kỷ luật quân nhân trong quân đội

căn cứ theo quy định tại điều 10. Hình thức kỷ luật thông tư Số: 16/2020/TT-BQP quy định việc áp dụng các hình thức kỉ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc Phòng quy định:

“1. Hình thức kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Hình thức kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thực hiện theo quy định của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Khoản 1 Điều 50 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được xếp từ thấp đến cao như sau:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Hạ bậc lương;

d) Giáng cấp bậc quân hàm;

đ) Giáng chức;

e) Cách chức;

g) Tước quân hàm sĩ quan;

h) Tước danh hiệu quân nhân.

2. Hình thức kỷ luật đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện theo quy định Khoản 1 Điều 60 Luật Nghĩa vụ quân sự được xếp từ thấp đến cao như sau:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Giáng cấp bậc quân hàm;

d) Giáng chức;

đ) Cách Chức;

e) Tước danh hiệu quân nhân.

3. Hình thức kỷ luật đối với công chức, công nhân và viên chức quốc phòng thực hiện theo quy định Khoản 2 Điều 50 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được xếp từ thấp đến cao như sau:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Hạ bậc lương;

d) Buộc thôi việc.

Như chúng ta đã biết thì vấn đề kỷ luật được xem là những quy định xử sự chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo quy định đó với mục đích để có thể tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả cao. Thường thì cụm từ kỷ luật thường được nhắc tới trong một cơ quan, tổ chức nơi mà có những quy định được lãnh đạo đặt ra bắt buộc các thành viên, cá nhân trong tổ chức phải thực hiện theo. Nếu trong các trương hợp thành viên nào vi phạm sẽ bị xử phạt và những hình phạt đó khi được thực hiện được gọi chung là hình thức kỷ luật. Cũng như vậy kỷ luật của Quân đội nhân dân Việt Nam thực chất là sự cụ thể hóa đường lối, chủ trương, điều lệ của Đảng và cụ thể hóa về các quy định của hiến pháp, pháp luật của Nhà nước phù hợp với đặc điểm, tình hình, chức năng, nhiệm vụ của quân đội

Như vậy chúng ta có thể thấy pháp luật đưa ra các hình thức kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp gồm có 08 hình thức nhẹ nhất là khiển trách và nặng nhất là tước danh hiệu quân nhân, kỷ luật đối với hạ sĩ quan, binh sĩ cũng tương tự và hình thức kỷ luật đối với công chức, công nhân và viên chức quốc phòng có 4 hình thức kỉ luật tùy theo mức độ nhẹ nhất là khiển trách và nặng nhất là buộc thôi việc. 

2. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật quân nhân trong quân đội

Căn cứ theo quy định tại điều 41. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định việc áp dụng các hình thức kỉ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc Phòng cụ thê: 

Bước 1: Người vphạm phải tự kiểm điểm bằng văn bản, trước tập thể cơ quan, đơn vị và tự nhận hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm điểm thì cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương nơi người vi phạm cư trú và lập biên bản về sự vắng mặt của người vi phạm. Biên bản xác minh được công bố trước cơ quan, đơn vị và có giá trị như bản tự kiểm điểm của người vi phạm.

Bước 2: Tập thể cơ quan, đơn vị phân tích, phê bình, tham gia ý kiến về hành vi vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt thì căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm kỷ luật của người vi phạm, tập thể cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc họp phân tích, phê bình, tham gia ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật.

Bước 3: Người chỉ huy phải kiểm tra, xác minh trực tiếp hoặc ủy quyền cho cấp có thẩm quyền trực tiếp gặp người vi phạm để người vi phạm trình bày ý kiến. Nếu người vi phạm vắng mặt thì người chỉ huy căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, để kết luận về hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật đối với người vi phạm.

Bước 4: Kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.

Bước 5: Báo cáo cấp ủy Đảng cỏ thẩm quyền xem xét, thông qua (nếu có).

Bước 6: Ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật theo quyền hạn phân cấp.

Bước 7: Tổ chức công bố quyết định kỷ luật, báo cáo lên trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị.

3. Giải pháp phòng, chống vi phạm kỷ luật, pháp luật trong Quân đội

Theo đó chúng tôi đưa ra quan điểm để có thể hạn chế những hành vi vi phạm kỉ luật trong quân đội và hạn chế các khuyết điểm và có thể kịp thời ngăn chặn, xử lý các vụ việc vi phạm trong quân đội, phòng chống vi phạm kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước, chú ý hơn nữa đó là thực hiện kỷ luật nghiêm minh trong môi trường quân đội, tạo chuyển biến mạnh mẽ, vững chắc về tư tưởng, kỷ luật, góp phần nâng cao chất lượng xây dựng chính quy, sức mạnh, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị cần nghiên cứu, thực hiện một số nội dung, giải pháp cơ bản cụ thể như sau:

Giải pháp đầu tiên chúng tôi đưa ra đó là cần thực hiện phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống vi phạm kỷ luật, pháp luật trong môi trường quân đội. Có thể nói đây cũng là một trong các nguyên nhân chung dẫn tới những hạn chế, khuyết điểm trong công tác phòng, chống vi phạm kỷ luật, pháp luật ở các cơ quan, đơn vị trong môi trường quân đội hiện nay.

Ngoài ra chúng tôi đề cập tới một giải pháp cũng hết sức quan trọng đó là việc tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức và thực hiện hoạt động cụ thể như tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng. Biện pháp này được xem là nội dung cấp thiết, đồng thời là yêu cầu đã được đưa vào chương trình giáo dục chính trị bắt buộc cho các đối tượng trong quân đội. Bởi hoạt động giáo dục cần phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện theo hướng đồng bộ, thiết thực, hiệu quả, với các biện pháp phù hợp tình hình cơ quan, đơn vị, đối tượng quản lý, được tiến hành thường xuyên, liên tục và có thể gắn công tác này với mọi hoạt động của đơn vị.

Giải pháp cuối cùng chúng tôi đưa ra là vấn đề thực hiện nghiêm các chế độ và thực hiện đúng nền nếp xây dựng chính quy, quản lý bộ đội, vũ khí trang bị, phương tiện, cơ sở vật chất và xử lý nghiêm vi phạm. Giải pháp này rất quan trọng trong xây dựng chính quy, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện và đây được xem là vấn đề then chốt trong duy trì chấp hành kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước. Theo đó đối với vấn đề chỉ huy các cấp, nhất là ở cơ sở cần phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, nắm chắc các quy định của Điều lệnh, chế độ công tác của người chỉ huy, nâng cao tính tổ chức, tính kỷ luật, tính kế hoạch trong chỉ huy, điều hành đơn vị, khắc phục tình trạng độc đoán, tùy tiện

Dựa trên những giải pháp chúng tôi đưa ra như trên theo đó các cơ quan, đơn vị cần tiếp tục nghiên cứu, phát huy tốt vai trò của các tổ chức, lực lượng trong đơn vị nhưu các cơ quan hội đồng quân nhân, đoàn thanh niên, công đoàn, phụ nữ và thực hiện phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và gia đình quân nhân… để giáo dục, rèn luyện, phòng, chống vi phạm pháp luật, kỷ luật cho quân nhân. Ngoài ra cần kết hợp quan tâm chăm lo, bảo đảm tốt đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ. Rà soát thường xuyên để có thể nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh không để các thế lực thù địch, phản động, phần tử xấu cài cắm, móc nối vào nội bộ và những tiêu cực xã hội xâm nhập vào cơ quan, đơn vị, xây dựng đơn vị an toàn, gắn với địa bàn an toàn.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định các hình thức kỷ luật quân nhân trong quân đội” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com