Khái quát về hợp đồng bảo hiểm con người? Quy định các trường hợp không trả tiền bảo hiểm con người?
Đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường của nước ta thì tác giả nhận thấy mức sống của con người cũng ngày một tăng. Mức tặng này không chỉ được thể hiện riêng ở nhu cầu về ắn uống mà nó còn được thể hiện ở các mặt khác nưa như về học tập, sức khỏe, giải trí, phúc lợi xã hội,… Chính vì thể mà không thể nào không nhắc đến các nội dung liên quan đến nhu cầu mua bảo hiểm về thân thể, sức khỏe, hay là cả bảo hiểm hỗ trợ khi bị bệnh hiểm nghèo,… Trong thời buổi hiện nay thì nhu cầu về bảo hiểm của con người được biết đến là một trong các nhu cầu rất lớn, thể hiện thông qua việc những cơ quan kinh doanh bảo hiểm thành lập ngày một nhiều để đáp ứng nhu cầu của mọi người. Đồng thời thì trong cuộc sống của mỗi cá nhân thường xuất hiện khá nhiều rủi do như các tai nạn, bệnh tật ngày càng đe dọa cuộc sống nên mua bảo hiểm về con người có ý nghĩa lớn đối với xã hội và với bản thân của người mua bảo hiểm.
Tuy nhiên cũng có rất nhiều cá nhân và tổ chức lợi dụng những kẽ hở của bảo hiểm để thực hiện hành vi trục lợi từ bảo hiểm. Dể có thể ngăn chặn các hành vi này thì pháp luật đã đưa ra các quy định về các trường hợp không trả tiền bảo hiểm con người. Vậy theo như quy định của pháp luật kinh doanh bỏ hiểm thì những trường hợp không trả tiền bảo hiểm con người bảo gồm những trường hợp nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật LVN Group sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung này như sau:
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191
Cơ sở pháp lý:
– Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000
– Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành
1. Khái quát về hợp đồng bảo hiểm con người
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm con người hay các trường hợp không trả tiền bảo hiểm con người. Thì trong nội dung mục 1 này tác giả sẽ gửi đến quý bạn đọc các nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm con người là gì? Hợp đồng bảo hiểm là gì?
Do đó, theo như quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự hiện bảo hiểm”. Ngoài ra thì khái niệm về hợp đồng bảo hiểm cũng được quy định rất cụ thể tại Điều 567 Bộ luật Dân sự.
Từ hai khái niệm tại điều 567 Bộ luật dân sự và điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm thì có thể thấy sự đối lập trong việc quy định về định nghĩa hợp đồng bảo hiểm ở hai quy định này. Đồng thời từ đó có thể định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm từ khái quy định này có thể được hiểu là một văn bản pháp lý do người bảo hiểm và người được bảo hiểm ký kết, trong đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro được bảo hiểm gây ra còn người được bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng có đủ các tính chất như sau: một hợp đồng bồi thường, một hợp đồng của lòng trung thực, một chứng từ có thể chuyển nhượng được.
Bên cạnh quy định về hợp đồng bảo hiểm nói chung thì trong pháp luật bảo hiểm của Việt nam hiện hành cũng định nghĩa khái niệm về hợp đồng bảo hiểm con người dưới góc độ pháp lý thì nó cũng được xem là hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên thì loại hợp đồng bảo hiểm con người thì được xác định nhưng đối tượng của nó hẹp hơn đối với lọi bảo hiểm nói chung đó là chỉ liên quan đến tuổi thọ, tính mạng, hưu trí, tai nạn, sức khỏe của con người.
Do đó có thể hiểu hợp đồng bảo hiểm con người được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm để bảo hiểm cho tuổi thọ, tính mạng, hưu trí, sức khỏe, tai nạn của người tham gia bảo hiểm hoặc người được chỉ định trong hợp đồng theo như quy định chung của pháp luật bảo hiểm. Đồng thời thì theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm như những gì mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm con người và theo như quy định của pháp luật có liên quan đến loại hợp đồng này.
2. Quy định các trường hợp không trả tiền bảo hiểm con người
Trong bất kỳ một quá trình giao kết hợp đồng của các giao dịch dân sự thông thương hay là các giao kết hợp đồng liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm theo như quy định của pháp luật bảo hiểm thì các bên trong hợp đồng này đều tham gia vì mục đích lợi nhuận mà hợp đồng bẻo hiểm này đem lại và giống như các hợp đồng được giao kết khác trong quy định của pháp luật hiện hành. Bởi lẽ tác giả đưa ra được nhận định này là do, hợp đồng bảo hiểm cũng được biết đến là một trong các dạng hợp đồng dân sự nên cũng có các tính chất và hoạt động tương tự nhau.
Mà vấn đề lợi nhuận nhận được tự bảo hiểm do có các rủi ro cũng là một trong các vấn đề được rất nhiều các cá nhân và tổ chức quan tâm đến. Tuy nhiên không phải trường hợp nào có rủi do liên quan đến con người thì pháp luật bảo hiểm cũng quy định là doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải thực hiện việc chi trả. Mà cũng có một số trường hợp pháp luật hiện hành cùng quy định về việc không trả bảo hiểm con người. Việc này được quy định theo quy định tại Điều 39 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Đồng thời, sau khi tiến hành sửa đổi và hợp nhất một số nội dung và quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm và cũng được quy định trong văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành cũng kế thừa những quy định về hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, đó là:
Thứ nhất, điểm a khoản 1 Điều 39 Luật này có đưa ra quy định về thời hạn được hưởng bảo hiểm của các chủ thể tham gia vào việc mua bảo hiểm tại các doanh nghiệp bán bảo hiểm nhằm loại bỏ tình trạng trục lợi bảo hiểm, đó là:
“a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực”;
Từ quy định vừa nêu ra thì có thể thấy rằng, pháp luật này đã quy định về việc doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong trường hợp mà người mua bảo hiểm thực hiện việc mua và đóng bảo hiểm dưới thời hạn hai năm mà tự tử thì không được nhận tiền chi trả bảo hiểm theo như quy định.
Đồng thời thì theo như quy định này thì thời hạn hai năm được xác định để doanh nghiệp thực hiện việc chi trả bảo hiểm con người được xác định là khoảng thời gian cần thiết cho người đóng bảo hiểm quên đi ý định tự tử để trục lợi bảo hiểm hình thành vào ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc hoặc vào ngày đóng phí gia hạn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.
Thứ hai, điểm b khoản 1 Điều 39 Luật này có đưa ra quy định về vấn đề doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong trường hợp mà người được bảo hiểm hưởng các khoản tiền do bảo hiểm chi trả bị chết vĩnh viễn do lỗi cố ý của những người có quyền lợi đối với khoản tiền mà bảo hiểm chi trả theo như quy định của pháp luật hiện hành cũng là một trong các trường hợp mà pháp luật quy định doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không phải thực hiện hoạt động chi trả này.
“b) Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng”
Trong đó thì lỗi cố ý được nhắc đến trong trường hợp này của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng được xác định dưới góc độ pháp lý là lỗi trong trường hợp chủ thể này có ý thức lựa chọn hành vi phạm tội đối với người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn mặc dù có đủ điều kiện lựa chọn xử sự khác không nguy hiểm cho xã hội.
Hành động cố ý gây ra các chết hoặc thương tật vĩnh viên cho người được bảo hiểm chi trả thì đó cũng được xem là một trong các hình thức trục lợi trái với quy định củ pháp luật bảo hiểm hiện hành của bên mua bảo hiểm và người thụ hưởng. Việc pháp luật đưa ra các quy định này đã giúp cho việc giảm bớt các tội phạm gây thương tích, tước đoạt mạng sống của người khác để hướng tới mục đích hưởng lợi từ khoản tiền bảo hiểm để phục vụ cho mục đích cá nhan của ban thân.
Thứ ba, theo như quy định tại điểm c khoản 1 Điều này cũng đưa ra một quy định liên quan đến vấn đề cá nhân là người được hưởng chi trả từ bảo hiểm con người sẽ không được doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện việc chi trả số tiền bảo hiểm mà người đó đáng lẽ ra được nhận khi chết thuận theo tự nhiên mà không có sự tác động của các chủ thể khác theo như quy định của pháp luạt hiện hành đó là:
“c) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình”.
Do đó, theo như quy định này thì đối với những cá nhân tham gia mu bảo hiểm con người với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm mà có hành vi phạm tội ở mức đặc biệt nghiêm trong mà bị Tòa án tuyên bản án tử hình thì sau khi chết thì doanh nghiệp cũng không càn phải thực hiện việc chi trả số tiền trong hợp đồng bảo hiểm mà chủ thể này đã tham gia mua trước đó. Bởi vì có quy định này đó là, để giảm thiểu các cá nhân biết về hành vi của mình là những hành vi sai trái và trái với quy định của pháp luật những vấn muốn để lại khoản tiền bảo hiểm chi trả cho người thân của mình thì dựa vào việc tham gia bảo hiểm để nhằm mục đích trục lợi từ quỹ bảo hiểm nhà nước theo như quy định của pháp luật hiện hành.