Quy định cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng?
Các công trình xây dựng khi thực hiện xây dựng nếu thuộc các trường hợp phải xin phép thì sẽ phải xin cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật. Đối với các công trình trong đô thị thì việc cấp phép được quy định chi tiết theo quy định của Luật xây dựng. Vậy quy định cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị được Luật xây dựng quy định như thế nào. Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ đi vào tìm hiểu các quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Cơ sở pháp lý: Luật xây dựng 2014;
1. Quy định cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị
Quy định chung về cấp giấy phép xây dựng được quy định tại Điều 89 Luật xây dựng 2014 như sau:
– Yêu cầu đối với công trình xây dựng: Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật xây dựng. Trường hợp công trình xây dựng không có giấy phép sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị được quy định tại Điều 91 Luật xây dựng 2014 như sau:
– Công trình xây dựng trong đô thì phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì mới được cấp phép xây dựng theo quy định để tiến hành xây dựng.
Lưu ý đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng tại các đô thi này chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng từ ủy ban nhân dân cấp quận huyện thì các công trình xây dựng trong đô thị phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Điều này nhằm đảm bảo công trình xây dựng trong đô thị phù hợp với các quy hoạch và kiến trúc đô thị.
– Công trình xây dựng trong đô thị phải phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt trước.
– Công trình xây dựng trong đô thị phải bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận, đây là điều kiện cơ bản của Công trình xây dựng trong đô thị, do các công trình khi được xây đều phải đảm bảo an toàn công trình, không làm phương hại đến các công trình khác và đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ cho công trình, đảm bảo an toàn cháy nổ; công trình xây dựng trong đô thị cần bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa, các công trình này phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các công trình bảo đảm an toàn cho các công trình; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
– Công trình xây dựng trong đô thị phải được thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật xây dựng về thiết kế công trình. Thiết kế xây dựng công trình phải được phê duyệt và phải xây dựng theo thiết kế mà không được xây sai với thiết kế đã được phê duyệt.
Theo đó thì công trình xây dựng trong đô thị bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng từ cơ quan có thẩm quyền mới được tiến hành xây dựng.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới được quy định tại Điều 95 Luật xây dựng 2014 như sau
– Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ phải bao gồm các giấy tờ sau đây:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng: mẫu đơn này theo mẫu và đơn phải được ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc;
+ Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai: bản sao này nhằm để chứng minh quyền sử dụng đất và chứng minh việc xây dựng công trình trên đất hợp pháp theo quy định của pháp luật;
+ Bản vẽ thiết kế xây dựng: Công trình xây dựng trong đô thị cần phải có bản vẽ thiết kế để cơ quan có thẩm quyền đồng ý phê duyệt;
+ Nhằm đảm bảo an toàn cho các công trình liền kề thì đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
– Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng: đơn này được dùng theo mẫu và người làm đơn cần ghi đầy đủ các thông tin mà mẫu đơn yêu cầu;
+ Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai: cần có bản sao những giấy tờ này nhằm mục đích chứng minh việc xây dựng công trình trên đất là hợp pháp;
+ Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến phải có được phê duyệt dự án do đó cần có bản sai quyết định phê duyệt dự án;
+ Bản vẽ thiết kế xây dựng: Công trình xây dựng trong đô thị cần phải có bản vẽ thiết kế để cơ quan có thẩm quyền đồng ý phê duyệt;
+ Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế: khi tiến hành xây dựng công trình trong đô thị thì các tổ chức thiết kế, chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng thì cần phải có bản kê khai năng lực nhằm mục đích thể hiện rõ năng lực của các bên thực hiện công trình;
– Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình theo tuyến gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng: mẫu đơn này theo mẫu và đơn phải được ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc;
+ Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình theo tuyến phải có được phê duyệt dự án do đó cần có bản sai quyết định phê duyệt dự án;
+ Bản vẽ thiết kế xây dựng;
+ Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
+ Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự phù hợp với vị trí và phương án tuyến;
+ Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình tôn giáo gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng: mẫu đơn này cần được điền đầy đủ các thông tin cần thiết;
+ Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai: cần có bản sao những giấy tờ này nhằm mục đích chứng minh việc xây dựng công trình trên đất là hợp pháp;
+ Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với xây dựng công trình tôn giáo cần phải được phê duyệt dự án;
+ Bản vẽ thiết kế xây dựng: công trình xây dựng cần phải được phê duyệt bản vẽ thiết kế và phải xây dựng theo bản vẽ thiết kế;
+ Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
+ Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo.
– Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tượng đài, tranh hoành tráng gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
+ Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
+ Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư;
+ Bản vẽ thiết kế xây dựng;
+ Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
+ Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.
– Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
+ Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
+ Bản sao quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo cần phải được phê duyệt dự án;
+ Bản vẽ thiết kế xây dựng: công trình xây dựng cần phải được phê duyệt bản vẽ thiết kế và phải xây dựng theo bản vẽ thiết kế;
+ Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.
Lưu ý đối với trường hợp thuê đất hoặc công trình để thực hiện quảng cáo thì phải có bản sao hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng thuê công trình nhằm thể hiện việc xây dựng công trình là hợp pháp theo quy định của pháp luật.
+ Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quảng cáo.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật LVN Group về các nội dung liên quan đến Quy định cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị và các nội dung liên quan.