Quy định dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài

Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Quy định dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài?

Như chúng ta đã biết, văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam được bao gồm một số loại như bộ luật, nghị định, thông tư,….. những văn bản do cơ quan nhà nước chủ quản ban hành và áp dụng vào thực tế đời sống. Hiện nay, do Việt Nam có xu hướng phát triển hội nhập quốc tế, điều ước quốc tế nên đã có quy định về việc dịch thuật văn bản ra tiếng nước ngoài. Vậy, có những loại văn bản quy phạm nào được phép dịch thuật?

LVN Group tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.0191

1. Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

1.1. Khái niệm?

Để tìm hiểu về văn bản quy phạm pháp luật  tước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm quy phạm pháp luật được quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định như sau: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Theo đó, tại Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định về khái niệm “văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.”.

Như vậy, trong hệ thông pháp luật thì văn bản quy phạm pháp luật là toàn bộ các văn bản có hiệu lực, giá trị pháp lý và được các cơ quan nhà nước ban hành phân bổ nhiều nội dung trong một loại văn bản. Tư đó, các cơ quan thực hiện văn bản dựa theo đó để áp dụng xử lý trong các trường hợp thực tế.

1.2. Phân loại?

Căn cứ theo điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp năm 2015, hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm 26 loại:

– Các loại văn bản do Quốc hội ban hành gồm 03 loại: Hiến pháp, Bộ luật, luật, Nghị quyết.

– Các loại văn bản do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành gồm 03 loại: Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị quyết liên tịch với Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

– Các loại văn bản do Chủ tịch nước ban hành gồm 02 loại: Lệnh, Quyết định.

– Các loại văn bản do Chính phủ ban hành gồm 02 loại: Nghị định, Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

– Văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm 01 loại là Quyết định.

– 01 loại văn bản do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành là Nghị quyết.

– 01 loại văn bản là Thông tư do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành.

– 01 loại văn bản viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành là thông tư.

– 01 loại do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành là thông tư.

– Văn bản ban hành phối hợp giữa chánh an Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm 01 loại là thông tư liên tịch.

– Văn bản phối hợp giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm 01 loại văn bản là thông tư liên tịch.

– 01 loại Văn bản quy phạm do Tổng kiểm toán nhà nước ban hành là Quyết định.

– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành 01 loại văn bản quy phạm pháp luật là Nghị quyết.

– Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định là văn bản quy phạm pháp luật.

– Văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

– 01 loại văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân cấp huyện là Nghị quyết.

– 01 loại văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành là Quyết định.

– Hội đồng nhân dân cấp xã ban hành 01 loại văn bản quy phạm pháp luật là Nghị quyết.

– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được chia thành nhiều loại khác nhau và do những cơ quan có thẩm quyền cao nhất ban hành hoặc phối hợp với nhau để ban hành được chia theo lĩnh vực, cơ quan đảm nhiệm chức vụ thi hành và phân cấp từ trung ương đến đại phương. Hệ thống pháp luật nước ta tuy chưa hoàn chỉnh đẩy đủ các nội dung nhưng cơ bản là đã được sửa đổi, bổ sung rất nhiều.

1.3. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp, cơ quan trung ương tổ chức chính trị – xã hội có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm:

– Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Hội đông nhân dân các cấp.

– Cơ quan hành chính: Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp.

– Cơ quan tư pháp: Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

– Cơ quan trung ương tổ chức chính trị – xã hội phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

– Cơ quan do Quốc hội thành lập: Tổng kiểm toán nhà nước

Các cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm: Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Như vậy, thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật được toàn bộ cấp cơ quan nhà nước chủ quản ban hành hoặc cùng nhau phối hợp để ban hành ra văn bản hoàn chỉnh nội dung và điều quan trọng hơn là đúng theo thẩm quyền lĩnh vực để văn bản mang tính giá trị pháp lý. Các cơ quan được chia ra thành các cấp, các lĩnh vực khác nhau nên việc ban hành cũng sẽ tương đương với lĩnh vực.

2. Quy định dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài?

Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam được quy định có thể được dịch thuật ra hai thứ tiếng đó chính là tiếng dân tộc và tiếng nước ngoài cụ thể là được dịch sang tiếng Anh. Thực hiện nhiệm vụ được Luật năm 2015 giao, ngày 14/5/2016, và việc dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài quy định tại Điều 102 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể:

– Các văn bản quy phạm pháp luật sau đây có thể được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác:

+ Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

+ Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm, kinh doanh của người nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

– Cơ quan chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức dịch văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch.

Có thể thấy, mặc dù Việt Nam ban hành luật và sử dụng luật trong nước nhưng hiện nay việc Việt Nam tham dự các điều ước quốc tế trên thế giới và cả việc công dân Việt Nam di cư, công dân nước ngoài nhập tịch vào Việt Nam thì bắt buộc phải sử dụng pháp luật Việt Nam, có thể coi đây là yếu tố quan trọng dẫn đến việc dịch thuật văn bản quy phạm pháp luật. Khi tham gia vào điều ước quốc tế thì sẽ có những văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong thực hiện kinh tế, xã hội đồng thời nảy sinh các quyền, nghĩa vụ giữa các nước dẫn đến việc đưa văn bản vào dịch thuật

– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc dịch văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ra tiếng nước ngoài nếu thấy cần thiết.

– Bản dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài phải bảo đảm đúng tinh thần của văn bản được dịch, bảo đảm tính chính xác của nội dung văn bản được dịch.

Việc Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định một số văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác mà không bắt buộc phải dịch vừa bảo đảm phù hợp với quy định của Luật năm 2015, vừa bảo đảm tính khả thi của quy định về dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài, trong đó có tiếng Anh. Ngoài ra, quy định này cũng thể hiện sự đối xử bình đẳng của Việt Nam đối với tất cả các nước trên thế giới.

Như vậy, thông qua nội dung trình bày trên có thể thấy, văn bản quy phạm phạm luật là toàn bộ  những văn bản có hiệu lực pháp luật, có giá trị pháp lý bởi do đúng cơ quan nhà nước ban hành đúng thẩm quyền tương ứng theo từng lĩnh vực. Mà trên thực tế các văn bản này được áp dụng khá phổ biến với các lĩnh vực mà không thể quản lý bởi một cơ quan mà chia ra thành nhiều đầu ngành khác nhau. Trong áp dụng văn bản quy phạm pháp luật hiện nay còn được quy định dịch thuật ra tiếng nước ngoài sử dụng trong trường hợp có yếu tố nước ngoài khi áp dụng luật Việt Nam.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com