Quy định lập và sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

Quy định chung về lập và sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm? Các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đối với bảo hiểm sức khỏe?

Hiện nay không khó để nhận ra sự phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm có mặt trên thị trường, doanh nghiệp bảo hiểm thành lập và hoạt động dựa trên quy định của pháp luật đề ra. Trong doanh nghiệp bảo hiểm để có thể đảm bảo được về tài chính của doanh nghiệp cần thực hiện lập và sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Vậy cụ thể về vấn đề lập và sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm được pháp luật quy định thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.

Cơ sở pháp lý: Luật kinh doanh bảo hiểm 2019

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Quy định chung về lập và sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

Căn cứ theo quy định tại điều 96. Dự phòng nghiệp vụ Luật kinh doanh bảo hiểm 2019 quy định cụ thể: 

1. Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.

2. Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và phải tương ứng với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.

3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm.

Như vậy căn cứ theo quy định như trên chúng ta có thể cho rằng quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phục vụ cho việc sẵn sàng chi trả cho những nghĩa vụ thanh toán tiền bảo hiểm hay bồi thường đã cam kết với khách hàng khi rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra.

Theo quy định của pháp luật thì doanh thu bảo hiểm hay còn gọi là phí bảo hiểm cách tính đó là trừ đi chi phí bồi thường trong 1 năm chưa phải lãi của doanh nghiệp bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ bao gồm phí chưa được hưởng và yêu cầu bồi thường của khách hàng đang trong thời gian giải quyết, bồi thường cho dao động lớn có thể xảy ra vào những năm sau. Có thể nói quỹ dự phòng này được xem là nguồn sẵn sàng chi bồi thường cho những năm đột xuất có xảy ra những tổn thất rất lớn.

Như vậy căn cứ theo quy định này và trên thực tế về nhu cầu chi trả bảo hiểm thì sau khi kí kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm đã có trong tay một khoản tiền nhất định từ phí bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Nhưng doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không được coi khoản tiền này là nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, mà phải luôn xác định đó là khoản nợ với khách hàng. Theo đó nên để đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm phải thiết lập các quĩ dự phòng nghiệp vụ. Việc lập quỹ dự phòng nghiệp vụ nhằm đảm bảo thực hiện các cam kết với khách hàng mà doanh nghiệp còn nợ.

Ngoài ra trên thực tế đối với phần phí dự phòng được sử dụng trước hết là để bồi thường cho những tổn thất đã xảy ra nhưng chưa thanh toán và những tổn thất có thể xảy ra. Bởi vì khi sự kiện bảo hiểm phát sinh, ít khi được thanh toán ngay lập tức, mà thường sau một thời gian nhất định, có thể kéo dài trong nhiều niên độ tài chính. Đối với các hợp đồng được thiết lập không phải trong cùng một lúc, thời gian hiệu lực của hợp đồng cũng khác nhau, vì vậy, các khoản dự phòng buộc phải được thiết lập. Bên cạnh đó doanh nghiệp bảo hiểm phải tính đến những khoản chi trả lớn nằm ngoài dự kiến, bởi vì những thiệt hại rủi ro gây ra là không biết trước được, và dự phòng bồi thường chỉ được xác định một cách tương đối thông qua thống kê, đánh giá. Khoản tiền chi trả này không thể lấy từ đâu khác ngoài phần phí bảo hiểm đã thu.

2. Các loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đối với bảo hiểm sức khỏe:

Căn cứ theo quy định tại điều 19. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe Thông tư số 01/2019/TT-BTC ngày 02/01/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/02/2019 quy định một số nội dung như sau:

2.1. Dự phòng toán học:

” Dự phòng toán học được áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm để đảm bảo được các trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trong tương lai. Dự phòng toán học được trích lập theo hướng dẫn sau:

+ Đối với các hợp đồng bảo hiểm sức khỏe (trừ các hợp đồng bảo hiểm quy định tại tiết b điểm này): Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được chủ động lựa chọn phương pháp trích lập như: phương pháp phí bảo hiểm gộp, phương pháp phí bảo hiểm thuần, phương pháp theo hệ số thời hạn hợp đồng trên cơ sở phí bảo hiểm gộp hoặc các phương pháp khác theo thông lệ quốc tế.

Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đảm bảo kết quả trích lập dự phòng không thấp hơn kết quả trích lập theo phương pháp hệ số thời hạn 1/8 quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất, tiết b điểm 3.1 khoản 3 Điều 17 Thông tư này trên cơ sở phí bảo hiểm gộp.

+ Đối với các hợp đồng bảo hiểm sức khỏe do doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài triển khai, chỉ bảo hiểm cho trường hợp chết, thương tật toàn bộ vĩnh viễn: doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài lựa chọn trích lập dự phòng toán học theo một trong các phương pháp sau:

Phương pháp phí bảo hiểm thuần và cơ sở quy định tại gạch đầu dòng thứ hai, tiết a điểm 3.1 khoản 3 Điều 18 Thông tư này.

Phương pháp trích lập dự phòng phí theo từng ngày quy định tại điểm 3.1 khoản 3 Điều 17 Thông tư này trên cơ sở phí bảo hiểm gộp.”

sức khẻ

2.2. Dự phòng phí chưa được hưởng:

Đối với quy định về dự phòng phí chưa được hưởng theo quy định thì được tính theo các phương pháp do pháp luật quy định để thực hiên áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ 01 năm trở xuống.

2.3. Dự phòng bồi thường:

” Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết: được trích theo phương pháp từng hồ sơ với mức trích lập được tính trên cơ sở thống kê số tiền bảo hiểm có thể phải trả cho từng hồ sơ đã thông báo hoặc đã yêu cầu đòi bồi thường nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.

 Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa thông báo: được tính theo các phương pháp quy định tại tiết a điểm 3.2 khoản 3 Điều 17 Thông tư này.” 

Như vậy thông qua quy định này chúng ta có thể thấy pháp luật đề ra quy định về dự phòng bồi thường thực chất với mục đích để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh trong hoạt động bảo hiểm và được tính theo phương thức do pháp luật quy định cụ thể.

2.4. Dự phòng đảm bảo cân đối:

– Đối với doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: Mức trích lập hàng năm là 1% từ lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng này bằng 5% phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính của doanh nghiệp.

– Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm sức khỏe: Mức trích lập hàng năm theo quy định tại gạch đầu dòng thứ hai, tiết a điểm 3.3 khoản 3 Điều 17 Thông tư này. Dự phòng này được sử dụng để trả tiền bồi thường khi có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro dẫn đến tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng toán học, dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm. Số tiền tối đa được sử dụng được tính theo công thức sau:

Số tiền được sử dụng trong năm TC hiện tại

=

Số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại trong năm TC hiện tại

Tổng phí bảo hiểm giữ lại của năm TC hiện tại

Dự phòng phí chưa được hưởng tương ứng với trách nhiệm giữ lại phải trích lập trong năm TC hiện tại

Dự phòng bồi thường tương ứng với trách nhiệm giữ lại cho khiếu nại chưa giải quyết phải lập vào năm TC hiện tại

Như vậy quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cuối cùng mà chúng tôi muốn nhắc tới ở đây đó là dự phòng đảm bảo cân đối theo quy định, trên đây chúng tôi đã nêu lên công thức tính đối với quỹ dự phòng này, theo quy định thì quỹ dự phòng này nhằm để trả tiền bồi thường khi có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro dẫn đến tổng phí bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Trên đây là thông tin do công ty Luật LVN Group chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định lập và sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com