Quy định pháp luật về kiểu dáng công nghiệp

Là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối,đường nét,màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này

1. Kiểu dáng công nghiệp

Là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối,đường nét,màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. ( Khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

2. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Điều 63, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định điều kiện để kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ:

Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã được miêu tả trong các đơn đăng ký bảo hộ nộp trước đó; khác biệt cơ bản với các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã được công bố trong các nguồn thông tin liên quan đến bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở nước ngoài và các nguồn thông tin khác; chưa được bộc lộ công khai ở trong và ngoài nước tới mức căn cứ vào đó, chuyên gia có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng có thể thực hiện được kiểu dáng công nghiệp đó

Có tính sáng tạo:  căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng,mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên,kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Tính ứng dụng công nghiệp: có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

3. Trường hợp không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

–  Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

–  Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

–  Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

quy-dinh-phap-luat-ve-kieu-dang-cong-nghiep1quy-dinh-phap-luat-ve-kieu-dang-cong-nghiep1

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

4. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Để được đăng ký kiểu dáng công  thì chủ thể đăng ký kiểu dáng cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau: 

– Đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ 

– Bản miêu tả kiểu dáng công nghiệp

– Bộ ảnh chụp và/hoặc bản vẽ kiểu dáng

– Giấy ủy quyền (đối với tổ chức)

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, quyền ưu tiên, 

– Chứng từ nộp phí, lệ phí

5. Bằng độc quyền kiểu dáng

Bằng độc quyền kiểu dáng sẽ được cấp cho những đơn đăng ký hợp lệ. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực kéo dài 05 năm kể từ ngày cấp, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com