Quy định quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn

Điều kiện để ly hôn? Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau ly hôn?

Như chúng ta có thể thấy rằng, hiện nay việc ly hôn không còn ở phạm vi hẹp mà nói một cách khác là xảy ra nhiều hơn so với những ăm trước. Trường hợp xảy ra nhiều hơn là do kết hôn quá sớm, chưa tìm hiểu một cách chín chắn hoặc khi vợ chồng ở chung có bất đồng quan điểm với nhau. Đối với những gia đình chưa có con chung thì việc ly hôn sẽ dễ dàng hơn còn đối với gia đình đã có con thì sau ly hôn phải thực hiện phần quyền và nghĩa vụ của mình.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

1. Điều kiện để ly hôn?

Điều kiện để có thể ly hôn là các tình tiết, sự việc phản ánh tình trạng mối quan hệ vợ, chồng được pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Với cách thể hiện nội dung điều luật tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì điều kiện ly hôn cần là phải có các hành vi liên quan đến các nghĩa vụ dựa trên một trong các cơ sở sau:

Để xác định vợ, chồng có xảy ra hành vi bạo lực gia đình hay không thì chúng ta cần căn cứ vào Luật Phòng, chống bạo lực gia đình để xác định một số hành vi cụ thể gồm:

Thứ nhất, hành vi bạo lực gia đình gồm các hình thức có thể thấy trong thực tế đó là việc trong gia đình có hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng những thành viên trong gia đình. Không những vậy, còn có nhiều những hành vi khác như lăng mạ xúc phạm danh dự, nhân phẩm, Cưỡng ép quan hệ tình dục, chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình…..

Trong một số trường hợp, hành vi bạo lực gia đình tác động đến thành viên khác trong gia đình là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng như trường hợp bố hoặc mẹ cưỡng ép tảo hôn đối với con hoặc cưỡng ép con kết hôn mà bên mẹ hoặc bố không chấp nhận làm nảy sinh mâu thuẫn giữa hai bên …

Thứ hai, có hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Đối với trường hợp này thì để xác định có việc vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng dẫn đến việc một bên yêu cầu ly hôn có thể là , cần căn cứ vào quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và pháp luật khác có quy định về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng căn cứ theo theo Điều 19 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

Thứ ba, trường hợp có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng xảy ra có thể là việc ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình với nhau.

Có thể thấy, trong quan hệ hôn nhân thì quyền nhân thân là một trong những quyền dân sự cơ bản. Phát sinh từ sự kiện kết hôn, quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng và được pháp luật quy định quy định cả trong Luật hôn nhân và gia đình. Chình vì vậy, nếu trong cuộc sống hôn nhân có phát sinh mâu thuẫn về quyền này thì một trong hai bên bị ảnh hưởng thì xác định theo một trong những hành vi xảy ra như:

+ Vợ hoặc chồng có hành vi phân biệt đối xử, gây bất bình đẳng nghiêm trọng về quyền và nghĩa vụ trong gia đình như việc ăn ở, chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, quan hệ với gia đình, họ hàng hai bên; phân biệt đối xử.

+ Vợ hoặc chồng ngoại tình, không chung thủy, chung sống như vợ, chồng với người khác, bỏ mặc không quan tâm chăm sóc lẫn nhau, không cùng nhau chia sẻ và thực hiện công việc gia đình.

+ Vợ hoặc chồng ràng buộc việc lựa chọn nơi cư trú mà không có thỏa thuận với nhau. Bên cạnh nghĩa vụ chung sống thì vợ chồng có quyền thỏa thuận lựa chọn nơi cư trú phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh chung sống.

+ Vợ hoặc chồng có hành vi làm ảnh hưởng nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. Danh dự, nhân phẩm, uy tín là quyền và nghĩa vụ nhân thân, được pháp luật bảo vệ.

+ Vợ hoặc chồng vi phạm quy định về bình đẳng quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, phân biệt giữa lao động có thu nhập với lao động trong gia đình; đưa tài sản chung vào kinh doanh mà không có thỏa thuận bằng văn bản;

+ Vợ hoặc chồng vi phạm quy định về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản chung, không ghi tên của cả hai vợ chồng đối với tài sản chung pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng mà không có thỏa thuận khác.

Trường hợp vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc có vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng chỉ đủ điều kiện cho ly hôn khi mức độ, hệ quả là làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Như vậy, thông qua nội dung trình bày trên co thể thấy, hôn nhân là sự tự nguyện từ hai bên không phát sinh dưới sự sắp đặt trước hoặc ép buộc, tảo hôn tuy nhiên khi kết thúc bằng việc ly hôn thì phải có những căn cứ xác định rõ ràng về luật pháp cũng như chứng minh được việc vợ chồng chung sống với nhau không đạt được mục đích thì sẽ ly hôn.

2. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau ly hôn?

Như chúng ta có thể thấy, hiện nay tình trạng ly hôn xảy ra có thể nói là khá phổ biến tại các địa phương, vậy đối với việc ly hôn thì những việc mà hai bên phải thực hiện đã nắm rõ trong trường hợp đã có con chung hay chưa và pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con chung? Theo quy định của Điều 81, Điều 82, Điều 83, Điều 84 Luật hôn nhân và gia đinh 2014 đã nhắc đến trường hợp mà cha, mẹ phải thực hiện sau khi ly hôn, theo đó cha mẹ có quyền và nghĩa vụ với con như sau:

2.1. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.

–  Đối với quyền mà nghĩa vụ chăm sóc con cái sau ly hôn thì pháp luật quy định cả hai bên sẽ thỏa thuận một bên trực tiếp nuôi con, bên còn lại sẽ thực hiện nghĩa vụ trợ cấp hàng tháng theo thỏa thuận giữa hai vợ chồng. Trong tường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào kinh tế và những bằng chứng chứng minh điều kiện có thể chăm sóc con để ra quyết định như sau:

+ Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con;

+ Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án phải xem xét nguyện vọng của con trước khi đưa ra quyết định.

–  Con dưới 36 tháng tuổi mặc định được pháp luật giao cho mẹ trực tiếp nuôi, tuy nhiên vẫn không thể ngoại trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Chính vì vậy, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, và phải thực hiện các nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan đối với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ.

2.2. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Trong thỏa thuận giữa cha mẹ và căn cứ theo quy định pháp luật thì đối với việc chăm sóc, nuôi dưỡng con trong các trường hợp con chưa thành niên, mất nawmg lực hành vi dân sự,…. là nghĩa vụ bắt buộc. Nếu mọt bên là cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

–  Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Trong thực thế thì việc cấp dưỡng  này chính là chu cấp một khoản tiền được xem xét cân đối theo mức thu nhập hàng tháng hỗ trợ cho bên trực tiếp nuôi con.

– Vì là con chung nên không thể ngừng phát sinh các quyền và nghĩa vụ nên sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Pháp luật đã quy định cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

2.3. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Việc tôn trọng quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa vợ chồng với con chung sau khi ly hôn thì ngoài quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con thì cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ sau:

Tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình. mà không được phép gây cản trở, ép buộc.

Theo đó cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy, quyền của cha mẹ đối với con được phát sinh từ khi đứa trẻ chào đời chính vì vậy, khi ly hôn thì sẽ không làm chấm dứt quyền đó mà bắt buộc phải thực hiện đầy đủ phần nghĩa vụ của mình đối với con.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com