Quy định quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài tại Việt Nam

Quy định quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài tại Việt Nam? Người nước ngoài tại Việt Nam thực hiện thủ tục thường trú như thế nào?

Hiện nay do nhu cầu của con người và do quá trình hội nhập với các nước trên thế giới nên người nước ngoài nhập cảnh sinh sống và làm việc tại Việt Nam cũng tăng lên. Pháp luật Việt Nam có quy định cụ thể để người nước ngoài được hưởng quyền nhất định trên lãnh thổ Việt Nam và thực hiện nghĩa vụ của người nước ngoài tại Việt Nam. Dưới đây là thông tin công ty Luật LVN Group chúng tôi cung cấp chi tiết về nội dung này.

Cơ sở pháp lý: Luật nhập cảnh xuất cảnh, quá cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi bổ sung 2019

Tổng đài LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.0191

1. Quy định quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài tại Việt Nam

Người nước ngoài phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước Việt Nam. Họ không có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước và cũng không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Người nước ngoài có công với nhà nước Việt Nam được xét khen thưởng, còn người vi phạm pháp luật Việt Nam sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam. Theo pháp luật Việt nam, chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài. Căn cứ theo quy định tại điều 44. Quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài Luật nhập cảnh xuất cảnh, quá cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi bổ sung 2019 quy định:

1.1. Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam có các quyền sau đây:

+ Được bảo hộ tính mạng, danh dự, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam trong thời gian cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Người có thẻ tạm trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm; được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người đó đồng ý;

+ Người có thẻ thường trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm;

+ Người đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam, được kết hợp du lịch, thăm người thân, chữa bệnh không phải xin phép; trường hợp vào khu vực cấm hoặc khu vực hạn chế đi lại, cư trú thực hiện theo quy định của pháp luật;

+ Thuyền viên trên các tàu, thuyền nhập cảnh Việt Nam được đi bờ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu; trường hợp đi ra ngoài phạm vi trên hoặc xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khẩu khác thì được xét cấp thị thực;

+ Vợ, chồng, con cùng đi theo nhiệm kỳ của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ được lao động nếu có giấy phép lao động, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động; được học tập nếu có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục;

+ Người đang học tập tại các trường hoặc cơ sở giáo dục theo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế được kết hợp lao động nếu có văn bản cho phép của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục;

+ Người không quốc tịch thường trú ở nước ngoài được nhập cảnh Việt Nam du lịch, thăm người thân;

+  Người không quốc tịch cư trú tại ViệtNam có nhu cầu xuất cảnh được Bộ Công an xem xét cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

Như vậy, có thể thấy đối với công dân nước ngoài sinh sống trên lãnh thổ Việt nam họ sẽ được pháp luật Việt Nam bảo vệ tính mạng, danh dự, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam. Nước ta đề cao nhân quyền và trong hiến pháp hay các quy định của Luật khác cũng rất đề cao vấn đề này, chính vì thế nên điều đầu tiên được nhắc tới về quyền chính là được bảo vệ tính mạng danh sự cho người nước ngoài, tính mạng, sức khỏe, thân thể con người vô cùng quan trọng. Quyền sống là quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người, đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của Nhân quyền. 

Ngoài ra người nước ngoài được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu cấp giấy chứng nhận tạm trú trên lãnh thổ Việt nam khi có đăng kí tạm trú phù hợp với mục đích nhập cảnh trên lãnh thổ Việt nam. Thời hạn tối đa được chứng nhận tạm trú là 12 tháng theo quy định của pháp luật.

Người nước ngoài có quyền nhập cảnh Việt Nam du lịch, thăm người thân Ví dụ như người thân của là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, còn quốc tịch Việt Nam. Vì vậy, người thân của bà cần đến cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài đại sứ quán Việt Nam tại nơi mà người thân của bà đang định cư và để xin cấp hộ chiếu Việt Nam. Sau đó, người thân của bà có thể sử dụng hộ hiếu để nhập cảnh Việt Nam. Sau khi về nước, người thân của bà đến Công an Quận, huyện là nơi sẽ xin đăng ký thường trú để được giải quyết theo quy định.

Nhưu vậy có thê tháy pháp luật Việt Nam đã tạo ra những quy định nhằm bảo vệ một số quyền và lợi ích đối với người nước ngoài và thể hiện tôn trọng đối với người nước ngoài sống tại Việt Nam.

1.2.  Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:

+ Tuân thủ pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam;

+ Hoạt động tại Việt Nam phải phù hợp với mục đích nhập cảnh;

+ Khi đi lại phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

+ Người nước ngoài thường trú nếu xuất cảnh đến thường trú ở nước khác phải nộp lại thẻ thường trú cho đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.

Ngoài những quy định về quyền chúng tôi đưa ra như trên thì người nước ngoài có một số nghĩa vụ cụ thể do pháp luật quy định, như sống trên lãnh thổ việt Nam cần tuân thủ pháp luật Việt nam có nghĩa là cần thực hiện đúng và theo các quy định của pháp luật, bên cạnh đó cung có nghĩa vụ như tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam bởi đất nước ta rất giàu truyền thống văn hóa đó là những giá trị tốt đẹp cần lưu giữu nên người nước ngoài khi sang Việt nam sinh sống và làm việc phải có nghĩa vụ tôn trọng.

Nhập cảnh vào Việt nam và đi tại trên lãnh thổ Việt Nam phải có giấy tờ chứng minh được là người đó nhập cảnh hợp pháp để tránh những trường hợp cơ quan có thẩm quyền không quản lý hết được những trường hợp nhập cảnh và đương nhiên nếu kiểm tra mà người nước ngoài không có giấy tờ chứng minh hay nhập cảnh trái phép sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Người nước ngoài tại Việt Nam thực hiện thủ tục thường trú như thế nào?

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Người nước ngoài xin thường trú tại Việt Nam đến nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất, nhập cảnh – Bộ Công an.

Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.

Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ chưa nhận, hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài xin thường trú để bổ sung.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ, tết nghỉ).

Bước 3: Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo bằng văn bản quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc người nước ngoài xin thường trú. Nếu được chấp nhận, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.

Bước 4: Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú:

Người nhận đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền để đối chiếu. Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận, trả thẻ thường trú cho người đến nhận kết quả.

Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ, tết nghỉ).

Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a) Đơn xin thường trú;

b) Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;

c) Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;

d) Bản sao hộ chiếu có chứng thực;

đ) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13, ngày 16/6/2014);

e) Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13, ngày 16/6/2014).

+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thẻ thường trú.

Lệ phí (nếu có): 100 USD/thẻ.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Đơn xin thường trú (NA12).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): đảm bảo đúng các trường hợp và điều kiện cho thường trú theo quy định tại Luật Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; cụ thể là:

Các trường hợp được xét cho thường trú:

1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.

2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.

3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.

4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.

Điều kiện xét cho thường trú:

1. Người nước ngoài quy định tại các trường hợp nêu trên được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

2. Người nước ngoài quy định là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.

3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13, ngày 16/6/2014).

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài tại Việt Nam” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com