Quy định thủ tục phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo hiểm

Quy định thủ tục phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo hiểm? Nguyên tắc phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm?

Bảo hiểm đang trở nên phổ biến và có những vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của con người. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng các cuộc gọi bán bảo hiểm cũng như các loại bảo hiểm trở nên tràn lan đã gây ra nhiều phiền nhiễu, khiến nhiều người cảm thấy không thoải mái, ngán ngẩm và bỏ qua những ý nghĩa thực sự của bảo hiểm. Chính bởi vì thế mà pháp luật đã ban hành những Điều luật cụ thể về vấn đề này cũng như nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của các chủ thể là người mua bảo hiểm hay chính các doanh nghiệp bảo hiểm. Bài viết dưới đây Luật LVN Group sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về thủ tục phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo hiểm trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191

1. Quy định thủ tục phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo hiểm:

Sản phẩm bảo hiểm được hiểu như sau:

Ta có thể hiểu sản phẩm bảo hiểm chính là những bảo đảm, những lợi ích cơ bản mà người mua bảo hiểm có thể nhận được khi mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Ở phạm vi rộng hơn, sản phẩm bảo hiểm sẽ cần phải bao gồm tất cả những quyền lợi mà người mua bảo hiểm có thể nhận được trong quá trình giới thiệu sản phẩm chứ không đơn giản chỉ là những gì nhận được từ doanh nghiệp bảo hiểm, kể cả những lợi ích các bên không cam kết trong hợp đồng bảo hiểm, chẳng hạn như các dịch vụ chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Như vậy, dù hiểu ở nghĩa nào thì ta đều nhận thấy, sản phẩm bảo hiểm trong nền kinh tế là một sản phẩm dịch vụ.

Thủ tục phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo hiểm được quy định tại Điều 40 Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi với nội dung cụ thể như sau:

– Thứ nhất: Đối với loại sản phẩm bảo hiểm do Bộ Tài chính phê chuẩn quy tắc, điều khoản, biểu phí quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định 73/2016/NĐ-CP của Chính Phủ. Cụ thể là các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe phải được Bộ Tài chính phê chuẩn trước khi triển khai thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải nộp một bộ hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn bao gồm các tài liệu cụ thể như sau:

+ Văn bản đề nghị phê chuẩn sản phẩm theo mẫu do Bộ Tài chính quy định cụ thể.

+ Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai.

+ Công thức, phương pháp và giải trình cơ sở kỹ thuật dùng để tính phí, dự phòng nghiệp vụ của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai;

+ Mẫu giấy yêu cầu bảo hiểm, tài liệu giới thiệu sản phẩm, tài liệu minh họa bán hàng, các mẫu đơn mà bên mua bảo hiểm phải kê khai và ký khi mua bảo hiểm.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Cần lưu ý trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

– Đối với các sản phẩm bảo hiểm phải đăng ký với Bộ Tài chính trước khi triển khai theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định 73/2016/NĐ-CP của Chính Phủ. Pháp luật quy định các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải nộp một bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu bao gồm các loại giấy tờ như sau:

+ Văn bản đề nghị đăng ký sản phẩm bảo hiểm theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.

+ Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai.

+ Giải trình phương pháp và cơ sở kỹ thuật dùng để tính phí bảo hiểm.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Theo quy định của pháp luật thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

– Pháp luật cũng quy định cụ thể rằng Bộ Tài chính là cơ quan duy nhất có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đề nghị phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo hiểm. Bộ Tài chính sẽ có trách nhiệm phải trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về sản phẩm bảo hiểm phải thực hiện đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ khi có văn bản phê chuẩn sản phẩm, Bộ Tài chính còn có trách nhiệm phải gửi văn bản phê chuẩn sản phẩm và sản phẩm bảo hiểm đến Bộ Công Thương để thực hiện đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo hiểm. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 73/2016/NĐ-CP.

Như vậy, thẩm quyền giải quyết thủ tục phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo hiểm theo quy định của pháp luật là thuộc về Bộ tài chính.

2. Nguyên tắc phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm:

Căn cứ pháp lý: Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Pháp luật quy định đối với việc phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, chấp thuận đăng ký sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới sẽ được thực hiện theo quy định cụ thể tại Điều 40 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và dựa trên các nguyên tắc cơ bản như sau:

– Pháp luật quy định rằng, bên cạnh thẩm quyền giải quyết thủ tục phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo hiểm thì Bộ Tài chính sẽ phải có trách nhiệm cần phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đề nghị phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo hiểm cũng như sự phù hợp của quy tắc, điều khoản bảo hiểm đối chiếu với các quy định pháp luật hiện hành. Đây là nguyên tắc đầu tiên được pháp luật quy định đối với việc phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, chấp thuận đăng ký sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới. Còn đối với các sản phẩm bảo hiểm được xây dựng dựa trên quy tắc, điều khoản bảo hiểm mẫu, Bộ Tài chính sẽ chỉ có trách nhiệm phải kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm.

– Bộ Tài chính còn có trách nhiệm phải kiểm tra giải trình cơ sở kỹ thuật của sản phẩm bảo hiểm trên cơ sở ý kiến xác nhận của chuyên gia tính toán bảo hiểm (đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe), chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán (đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài). Hoạt động kiểm tra là vô cùng quan trọng để nhằm bảo đảm việc phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, chấp thuận đăng ký sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới diễn ra chính xác và đúng quy định của pháp luật hiện hành.

– Một nguyên tắc nữa cũng rất quan trọng đó là đối với sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, ngoài các quy định được nêu cụ thể bên trên thì Bộ Tài chính sẽ cần phải kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với mức phí bảo hiểm thuần do Bộ Tài chính công bố, cụ thể như sau:

+ Mức phí bảo hiểm thuần được hiểu là mức phí bảo hiểm đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết với bên mua bảo hiểm, tương ứng với điều kiện và trách nhiệm bảo hiểm cơ bản của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài; được xác định trên số liệu thống kê của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài triển khai sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.

+ Mức phí bảo hiểm thuần theo quy định sẽ chưa bao gồm các khoản thuế giá trị gia tăng, khoản đóng góp từ các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài nhằm tăng cường công tác quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm, các khoản trích lập bắt buộc theo quy định pháp luật, chi hoa hồng bảo hiểm, chi phí khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chi phí quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận dự kiến.

– Pháp luật cũng quy định rằng, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Thông tư 50/2017/TT-BTC của Bộ tài chính có hiệu lực thì các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài sẽ phải có trách nhiệm rà soát, đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí của các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới với Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP của Chính Phủ và các quy định cụ thể được nêu trên.

– Ngoài ra thì đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài sẽ không cần phải có trách nhiệm thực hiện phê chuẩn đối với các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe đã triển được khai trước ngày 01 tháng 10 năm 2012. Trong trường hợp khi có thay đổi (sửa đổi, bổ sung) đối với các sản phẩm bảo hiểm này, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải thực hiện các thủ tục đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn theo quy định cụ thể tại Điều 40 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP của Chính Phủ trước khi thực hiện.

Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật hiện hành, việc phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, chấp thuận đăng ký sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới sẽ được thực hiện theo quy định cụ thể tại Điều 40 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và cần phải được dựa trên các nguyên tắc cơ bản được nêu cụ thể bên trên. Việc quy định như vậy đã đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như bảo đảm quá trình phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, chấp thuận đăng ký sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, đúng quy định pháp luật.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com