Quy định vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển

Vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển là gì? Quy định vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển?

Có thể thấy, hiện nay việc vận chuyển hành khách và hành lý vẫn được phát triển nhưng không còn phổ biến và được nhiều người sử dụng đến như những thời kỳ bắt đầu phát triển bởi lẽ có nhiều hình thức vận chuyển nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và mức chí dịch vụ bỏ ra cũng tương xứng với nhu cầu dùng. Vậy, thực chất thì việc vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển được pháp luật quy định như thế nào?

LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191

1. Vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển là gì?

Vận tải đường biển được hiểu là hình thức vận chuyển hàng hóa sử dụng phương tiện và cơ sở hạ tầng đường biển để phục vụ cho mục đích vận chuyển. Phương tiện thường dùng trong vận tải đường biển là các tàu thuyền và phương tiện xếp, tháo gỡ hàng hóa như xe cần cẩu… Cơ sở hạ tầng để phục vụ cho vận tải đường biển bao gồm các cảng biển, các cảng trung chuyển…

Vận tải đường biển thích hợp cho những khu vực có vùng biển liền kề và có cảng cho tàu cập bến chình vì vậy chỉ dành cho các nước có tuyến đường biển lưu thông và có cảng biển và có thể thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trong nước hoặc chuyển hàng quốc tế đều được. Vì các tàu vận chuyển thường quy mô và trọng tải lớn nên thông thường hình thức vận tải đường biển được áp dụng nhiều cho ngành xuất nhập khẩu để chở số lượng hàng hóa có khối lượng lớn.

Có thể thấy trước đây tuyến đường biển đã được con người khai thác và đưa vào phục vụ nhu cầu vận chuyển của mình và nhận vận chuyển đối với hàng hóa và hành khách là hai loại được chuyên chở thường xuyên nhất. Tuy nhiên, đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa trên biển diễn ra phổ biến nhưng con người vẫn song song bắt đầu khai thác các tuyến giao thông khác để phục vụ cho việc vận chuyển hành khách vì nó tiết kiệm thời gian hơn, các loại chi phí và sự rủi ro có thể thấp hơn.

Ngày nay, việc vận chuyển hành khách đường biển vẫn còn được khai thác rất tốt tuy nhiên lại thấy phát triển chủ yếu chỉ ở một số nhu cầu cố định như những chuyến tàu du lịch phục vụ nhu cầu công việc giải trí cho con người bởi phát triển dịch vụ ở Việt Nam cũng là một lĩnh vực không thể thiếu. Đã có những nhận xét cho rằng việc di chuyển bằng tàu biển khá chậm chạp, nên các phương thức tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn đã được vận dụng cho hoạt động di chuyển hành khách từ vùng này đến vùng khác.

Như vậy, vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển chính là việc sử dụng hình thức phương tiện di chuyển trên biển để chở hành khách, hành lý đến nơi mà hành khách có nhu cầu mua vé đi. Việc vận chuyển này chúng ta thấy cũng khá phổ biến tại những cảng biển trong nước và cả nước ngoài.

2. Quy định vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển? 

Thứ nhất, Vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển được hướng dẫn tại Điều 200 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/07/2017, theo đó:

Pháp luật quy định người vận chuyển hành khách và hành lý là người trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý với hành khách và hợp đồng được ký kết trước khi tàu khởi hành. Người vận chuyển thực tế tiếp nhận việc là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hành khách và hành lý.

Hành khách ký kết hợp đồng tham gia trong tuyến đường biển là người được vận chuyển trên tàu biển theo hợp đồng vận chuyển hành khách hoặc người được người vận chuyển đồng ý cho đi cùng động vật sống, phương tiện vận tải được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa.

Hành lý mang theo hoặc hành lý chỉ gửi vận chuyển là đồ vật hoặc phương tiện vận tải được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường biển, trừ các trường hợp hành lý là dạng đồ vật và phương tiện vận tải được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa; động vật sống hoặc hành lý xách tay là hành lý mà hành khách giữ trong phòng mình hoặc thuộc sự giám sát, bảo quản, kiểm soát của mình.

Thứ hai, phạm vi hoạt động của vận chuyển hành khách đường biển

Bởi lẽ vùng biển rộng lớn cho phép phạm vi hoạt động của các tàu vận chuyển hành khách đường biển di chuyển trong tuyến đường thoải mái. Từ một điểm xuất phát, tàu có thể di chuyển đi đến những địa điểm khác nhau trong cùng một nước hoặc từ quốc gia này đến quốc gia khác. Đối với vận chuyển đường biển thì phương tiện tham gia có thể sẽ ít hơn so với hàng không hay đường bộ nên khi không có nhiều phương tiện di chuyển trên biển, nó sẽ tránh được các vụ tai nạn do va chạm giữa các tàu với nhau hơn.

Hiện nay, việc vận chuyển hành khách đường biển trên một tuyến đường dài gần như không còn xảy ra, mà đã giới hạn lại ở một khoảng cách gần hơn. Bởi le nhu cầu của khách hàng hiện nay di chuyển bằng đường biển không còn nhiều mà thay vào đó là nhu cầu của những người đi trên tàu chủ yếu muốn ngắm biển, với mục đích mang lại sự thư giãn và xem đó như chuyến du lịch. Mặt khác, việc di chuyển tuyến đường dài sẽ không đảm bảo tính an toàn được cao nhất. Chình vì vậy, dựa trên sự xem xét về nhu cầu khách hàng cũng như việc đảm bảo trong vận chuyển thì tuyến đường của các tàu vận chuyển hành khách đã được rút ngắn đáng kể.

Thứ ba, phương tiện chính dùng trong vận chuyển hành khách đường biển

Vận chuyển đường biển đối với hành khách, cũng tương tự như hàng hóa được cho là loại hình vận chuyển phổ biến nhất ở những năm về trước vào khoảng thập niên 80. Tại thời điểm đó, máy bay và các hãng hàng không chưa thịnh hành và phát triển mạnh như ngày nay nên hình thức vận chuyển đường biển khá được ưa thích, phổ biến. Vận chuyển đường biển hành khách là hình thức vận chuyển con người từ nơi này sang nơi khác bằng đường biển có thể di chuyển từ trong nước ra vùng quốc tế và ngược lại.

Phương tiện chính dùng trong vận chuyển hành khách đường biển là tàu thuyền. Trong đó chia làm 2 loại chính là tàu du lịch cỡ nhỏ và tàu du lịch cỡ lớn.

– Tàu du lịch cỡ nhỏ: sở hữu khả năng chuyên chở hành khách ở một mức hạn chế, sức cản nước yếu nên chỉ phù hợp di chuyển ở các vùng biển nông, phục vụ cho các chuyến tham khảo gần bờ.

– Tàu du lịch cỡ lớn: có kích thước và khả năng chuyên chở lớn, thuộc những dạng tàu du lịch hạng sang phục vụ cho những chuyến ra biển dài ngày của nhiều người. Ở trên những con tàu dạng này sẽ có đầy đủ tiện nghi đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của con người như trên đất liền.

Thứ tư, giá trị mà vận chuyển hành khách đường biển mang lại cho việc kinh doanh vận tải đường biển đó là:

+ Giá trị về mặt kinh tế: hoạt động vận chuyển hành khách đường biển trên thức tế đã mang lại cho một quốc gia biết khai thác một lĩnh vực du lịch, phương tiện đi lại có thể đem lại giá trị kinh tế cao trong những năm đầu phát triển. Bên cạnh các hoạt động giải trí, du lịch trên đất liền thì việc di chuyển trên biển để tham quan cũng là sở thích đặc biệt của nhiều người. Để có được những chuyến đi trên biển như vậy, mỗi cá nhân sẽ phải chi trả một khoản phí không hề nhỏ và đó là lý do những chuyến du lịch trên biển chỉ dành cho người có tiền.

+ Khi vận chuyển hành khách trên biển phát triển cũng tác động tích cực tới ngành công nghiệp đóng tàu trong nước. Bởi lẽ bên cạnh nhu cầu đi bằng tuyền thì đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng tàu thuyền trên biển nhiều, đa dạng chủng loại và công nghệ mới, nó sẽ là yếu tố để các công ty đóng tàu hoạt động hiệu quả hơn, phát triển mạnh mẽ và đa dạng hơn các mặt hàng.

Thứ năm, đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Để đảm bảo được những vấn đề xảy ra ảnh hưởng đến sự an toàn trong vận chuyển hàng hóa thì người vận chuyển có quyền dỡ hàng hóa khỏi tàu biển, hủy bỏ hoặc làm mất khả năng gây hại của hàng hóa dễ nổ, dễ cháy hoặc hàng hóa nguy hiểm khác mà không phải bồi thường. Việc dỡ bỏ hàng hóa nguy hiểm sẽ không làm phát sinh bất cứ nghĩa vụ nào mà người vận chuyển vẫn được thu đủ giá dịch vụ vận chuyển, nếu số hàng hóa đó đã được khai báo sai hoặc do người vận chuyển không được thông báo trước và  những đặc tính nguy hiểm của hàng hóa khi bốc hàng có thể không biết trước được bằng những nghiệp vụ thông thường

Trong trường hợp người vận chuyển đã nhận bốc lên tàu biển những hàng hóa nguy hiểm, mặc dù đã được thông báo trước hoặc đã nhận biết được tính chất nguy hiểm của hàng hóa đó và đã thực hiện các biện pháp bảo quản theo đúng quy định, nhưng khi hàng hóa đó đe dọa sự an toàn của tàu, người và hàng hóa trên tàu thì người vận chuyển có quyền xử lý theo cách dỡ bỏ hàng hóa nguy hiểm khỏi tàu vận chuyển. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người vận chuyển chịu trách nhiệm về tổn thất phát sinh theo các nguyên tắc về tổn thất chung và chỉ được thu giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế.

Giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế là giá dịch vụ vận chuyển được tính trên cơ sở tỷ lệ giữa quãng đường mà hàng hóa được vận chuyển trong thực tế so với toàn bộ quãng đường vận chuyển đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trong giá dịch vụ này có thể đã tính cả  sự đầu tư chi phí, thời gian, sự rủi ro hoặc khó khăn thông thường liên quan đến quãng đường vận chuyển.

Thông qua nội dung trình bày trên có thể thấy việc vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển chính l;à việc di chuyển đưa khành khách và hành lý bằng tàu thuyền trên biển, tuy nhiên đối với việc vận chuyển xa hiện nay đã cắt giảm đi nhiều thay vào đó tồn tại chủ yếu là tàu du lịch.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com