Quy định về bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng

Khái quát về bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng? Quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng?

Bảo vệ môi trường là vấn đề chiến lược gắn liền trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, là vấn đề được đặt ra đối với mọi hoạt động, mọi lĩnh vực có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Chính vì điều đó, một trong những hoạt động truyền thống được ghi nhận dưới góc độ pháp lý là mai táng, hóa tảng cũng đặt ra vấn đề bảo vệ môi trường. Trong bài viết dưới đây, Luật LVN Group sẽ tập trung phân tích và bình luận các quy định về bảo vệ môi trường trong mai táng, hóa tảng- một chủ đề với tính thực tiễn cao.

LVN Group tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191

Cơ sở pháp lý: Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

1. Khái quát về bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng?

Khái niệm bảo vệ môi trường trong mai táng, hóa táng không được ghi nhận trong bất kỳ văn bản pháp luật nào và hầu hết các tài liệu khoa học pháp lý hay khoa học môi trường cũng chưa có định nghĩa chính thức. Cách hiểu đơn giản nhất về bảo vệ môi trường trong mai táng, hóa táng là cách hiểu của việc ghép hai cụm thuật ngữ “bảo vệ môi trường” và “mai táng, hỏa táng”. Trong đó:

Bảo vệ môi trường được xem xét dưới góc độ là một hoạt động, là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành. (Khoản 3, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường).

Mai táng là thực hiện việc lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết ở một địa điểm dưới mặt đất. (Khoản 5 Điều 2, Nghị định 23/2016/NĐ-CP). Hỏa táng (bao gồm cả điện táng) là thực hiện việc thiêu thi hài hoặc hài cốt ở nhiệt độ cao. (Khoản 10, Điều 2, Nghị định 23/2016/NĐ-CP). Như vậy, mai táng và hỏa táng là hai hình thức xử lý thi thể người chết khác nhau, mỗi hình thức sẽ có các tác động khác nhau tới môi trường.

Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu, bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu tới môi trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, cải thiện, phục hồi môi trường trong việc lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết ở một địa điểm dưới mặt đất hoặc thiêu thi hài hoặc hài cốt ở nhiệt độ cao.

Vấn đề bảo vệ môi trường trong mai táng, hóa tảng được đặt ra là do những nguy cơ ảnh hưởng của hoạt động mai táng, hỏa táng tới việc ô nhiễm môi trường, trong đó, mai táng có khả năng dẫn đến ô nhiễm đất, nguồn nước ngầm và hóa táng có thể dẫn đến ô nhiễm không khí. Thực tế, hoạt động mai táng, hóa táng còn liên quan đến vấn đề truyền thống, tâm linh, vì vậy mà việc dùng pháp luật để điều chỉnh thực sự có nhiều thứ không thể triệt để, điều quan trọng là quy định được đặt ra những một phương pháp làm hạn chế, giảm thiểu tình trạng vi phạm gây ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe con người.

2. Quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng?

Nội dung quy định về bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng được ghi nhận tại Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể:

1. Khu mai táng, hỏa táng phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Phù hợp với quy hoạch;

b) Có vị trí, khoảng cách đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư;

c) Không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.

2. Việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải bảo đảm yêu cầu về vệ sinh môi trường.

3. Việc mai táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.

4. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mai táng phải chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, về vệ sinh phòng dịch.

5. Nhà nước khuyến khích việc hỏa táng, chôn cất trong khu nghĩa trang theo quy hoạch, xóa bỏ hủ tục gây ô nhiễm môi trường.

Nghiên cứu và phân tích quy định trên, tác giả tập trung vào các khía cạnh sau:

Thứ nhất, yêu cầu đối với khu mai táng, khu hỏa táng.

– Khu mai táng hay khu hỏa táng là vùng đất có diện tích nhất định được sử dụng cho hoạt động chôn cất thi thể hoặc thiêu thi thể người chết.

– Khu mai táng, hỏa táng phải đáp ứng 3 yêu cầu mới được thiết lập:

(i) Phù hợp với quy hoạch. Khi tiến hành quy hoạch xây dựng, các nhà chiến lược, phải tính đến việc xây dựng và xác định các vị trí cần thiết và phù hợp xét trong tổng thể quy hoạch cụ thể. Phù hợp với quy hoạch tức là tính an toàn và cân bằng, trọn vẹn trong tổng thể quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

(ii) Có vị trí, khoảng cách đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư. Yêu cầu này và yêu cầu (i) có mối quan hệ với nhau, trong đó, việc phù hợp với quy hoạch đã xem xét đến tính hợp vị trí và các khoảng cách an toàn đối với cảnh quan khu dân cư, đặc biệt là khu đông dân cư.

(iii) Không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh. Thực tế, yêu cầu này mang tính cấp thiết nhất, bởi số lượng người thực hiện hoạt động mai táng càng nhiều thì việc ô nhiễm nguồn nước là điều khó tránh khỏi, đó không phải vấn đề có thể xác định được trong thời gian ngắn và kéo dài đến sau này mới có thể khẳng định được. Vì vậy, mặc dù yêu cầu được đặt ra những thực tiễn có đáp ứng được hay không còn là câu chuyện dài và là thách thức đối với hệ thống chính quyền và ý thức của người dân.

Thứ hai, yêu cầu về vệ sinh môi trường đối với việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt.

– Quàn, ướp thi thể là việc tạm thời giữ thi thể tại một vị trí nhất định trước khi chôn cất thi thể. Theo truyền thống thì đây là khoảng thời gian người thân tổ chức đám tang và nhiều người sẽ tới phúng viếng. Tuy theo tập tục mỗi địa phương và tín ngường mà thời gian này có thể dài ngắn khác nhau, nhưng nhìn chung để đảm bảo vệ sinh môi trường, cũng như tránh việc ảnh hưởng tới sức khỏe của những người thân thì người ta thường lưu giữa trong vòng 24 giờ đồng hồ.

– Việc di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt là giai đoạn quan trọng, là giai đoạn thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc chôn cất đúng khu mai táng, thực hiện nghiêm yêu cầu về vệ sinh môi trường, hạn chế đốt, rải giấy tờ vàng mã, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.

Liên quan đến vệ sinh trong hoạt động mai táng, hỏa táng, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 02/2009/TT-BYT hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.  Đây cũng sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện yêu cầu đối với việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt.

Thứ ba, quy định về mai táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm.

Trước tình hình dịch bệnh Covid 19 và sự gia tăng số lượng người tử vong lớn, đây là tình hình thực tế điển hình nhất để chứng minh cho quy định về mai táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm, theo đó, để cụ thể hóa quy định của pháp luật, Bộ Y tế đã ban hành Công văn  495/BYT-MT năm 2020 hướng dẫn quản lý chất thải y tế và xử lý thi hài bệnh nhân tử vong do nhiễm nCoV. Trong đó có nêu rõ, nguyên tắc chung là: Thi hài nhiễm nCoV phải được hỏa táng, chỉ mai táng trong trường hợp không thực hiện được việc hỏa táng.

Việc trao quyền quy định cụ thể cho Bộ Y tế là hoàn toàn cần thiết, là việc chia sẻ một phần trách nhiệm đối với cơ quan chuyên môn trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Thứ tư, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ mai táng.

Tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ mai táng phải là tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện nhất định, có đủ nhân lực, tài chính, kinh nghiệm trong việc thực hiện hoạt động mai táng, hỏa táng. Với tư cách là chủ thể thực hiện trực tiếp hoạt động mai táng, hóa táng, tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường được phân tích trên đây, cùng với đó là yêu cầu về vệ sinh phòng dịch theo Thông tư 02/2009/TT-BYT.

Thứ năm, chính sách của nhà nước trong việc hỏa táng, chôn cất.

Với sự đa dạng trong văn hóa, Việt Nam đang tồn tại những hủ tục cực kỳ lạ và đặc biệt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, ví dụ như phơi năng người chết nửa ngày mới chôn; treo thi thể người chết lên mà không bỏ vào quan tài ở việc quàn; để thi thể người chết quá lâu trước khi chôn cất (một tuần đến 10 ngày);…đây là các hủ tục gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, gây ô nhiễm không khí, mất vệ sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiếp xúc. Chính  vì vậy, nhà nước khuyến khích xóa bỏ các hủ tục gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề là tại sao chỉ khuyến khích mà không cấm, bởi như đã nói, vấn đề đa dạng trong văn hóa dân tộc tác động sâu trong tâm thức của con người, với tinh thần “phép vua thua lệ làng” việc khuyến khích là bước đầu để tiến tới cấm triệt để trong tương lai.

Việc xây dựng các khu nghĩa trang theo quy hoạch đang là chính sách quan trọng của nhà nước, cũng là cách để nhà nước thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng, vì vậy, nhà nước khuyến khích việc hỏa táng, chôn cất trong khu nghĩa trang theo quy hoạch.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com