Quy định về các nguyên tắc và nội dung thương lượng tập thể

Quy định về các nguyên tắc thương lượng tập thể?  Quy định về nội dung thương lượng tập thể?

 

Pháp luật Việt Nam hiện hành đã ghi nhận và quy định về thương lượng tập thể – là một trong những cơ sở để các bên tham gia vào thương lượng tập thể cùng trao đổi, đàm phán để đi đến được những thỏa thuận nhất định nhằm các bên hợp tác cùng phát triển. Bên cạnh đó, pháp luật cùng quy định về nguyên tắc và nội dung của thương lượng tập thể. Vậy các nguyên tắc và nội dung thương lượng tập thể được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Quy định về  các nguyên tắc và nội dung thương lượng tập thể”.

LVN Group tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

– Cơ sở pháp lý: Bộ luật lao động 2019.

1. Quy định về các nguyên tắc thương lượng tập thể.

– Tại Điều 66 Bộ luật lao động 2019 quy định về các nguyên tắc thương lượng tập thể:  Xuất phát từ việc thương lượng tập thể luôn bảo đảm và tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên trên tinh thần dân chủ và nhằm mục đích xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hoà và ổn định, khi thương lượng tập thể, các bên phải tuân theo các nguyên tắc tự nguyện, hợp tác, thiện chỉ, bình đẳng, công khai và minh bạch.

+  Nguyên tắc thiện chí : Nguyên tắc thiện chí thể hiện ở việc người sử dụng lao động hoặc đại diện của người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động có ý định trung thực, thành thật và mong muốn, quyết tâm tiến hành thương lượng tập thể. Bên cạnh đó, nguyên tắc thiện chí còn thể hiện ở khía cạnh đó là tránh những trường hợp đối đầu, mà ngược lại phải tôn trọng và thừa nhận các lợi ích phát sinh của mỗi bên từ quan hệ lao động. Đây cũng chính là mục tiêu thương lượng tập thể và đây cũng là một trong những điều kiện quan trọng để thương lượng tập thể thành công.

+ Nguyên tắc hợp tác: Các bên tham gia vào thương lượng tập thể thì đều có một mục đích chung đó là hợp tác cùng phát triển, để có được điều này thì các bên khi tham gia phải cùng hợp tác, cùng phối hợp với nhau để tiến hành thực hiện quá trình thương lượng tập thể. Các bên cũng sẽ phải hiểu được và sẵn sàng chia sẻ với nhau, hỗ trợ với nhau về lợi ích, mục đích của bên này luôn gắn liền và bị chi phối bởi lợi ích, mục đích của bên kia và lợi ích chung, những thách thức đang được đặt ra trước mắt, cùng phối hợp với nhau trong suốt quá trình đề xuất yêu cầu, tiên hành thương lượng và thông qua kết quả thương lượng cũng như thực hiện kết quả thương lượng. Khi tiến hành thương lượng tập thể, các bên phải cùng nhau bàn bạc nội dung, phương pháp hợp tác để cùng có lợi.

+  Nguyên tắc tự nguyện: Đây là nguyên tắc quan trọng của thương lượng tập thể, thể hiện ý chí và lý trí của các bên trong việc đề xuất yêu cầu thương lượng cũng như trong suốt quá trình tiến hành thương lượng . Các bên khi tham gia vào thương lượng tập thể thì đều xuất phát từ sự tự nguyện, không hề có dấu hiệu của sự ép buộc, đe doạ nào cả từ phía còn lại. Nguyên tắc tự nguyện được thể hiện ở việc các bên tham gia vào thương lượng tập thể và có tiếng nói như nhau, các kết quả của quá trình thương lượng chỉ được thống nhất và thực hiện trên cơ sở ý chí của các bên. Nguyên tắc thương lượng tự nguyện được xác định trên cơ sở bản chất tự nguyện của quan hệ lao động mà không hề có sự ràng buộc, ép buộc, đe doạ nào cả.

+ Nguyên tắc bình đẳng: Nguyên tắc bình đằng được thể hiện ở việc các bên có sự tương đồng về vị trí, từ cách, hình thức thể hiện khi thương lượng tập thể. Các bên khi tham gia vào thương lượng tập thể thì các bên đều quyền được tôn trọng, được quyền đề xuất việc thương lượng, đưa ra ý kiến, nội dung, phương thức của mình và ý kiến của các bên đều được coi trọng như nhau. Việc thể hiện cũng như tôn trọng ý kiến của các bên thể hiện địa vị pháp lý của các bên trong quá trình thương lượng tập thể. Các bên khi tham gia thương lượng tập thể đều có những quyền, lợi ích như nhau và không bên nào được dùng thế mạnh của mình hoặc bất kì hình thức nào thể hiện sự áp đảo, gây sức ép buộc phía bên kia phải chấp nhận đề nghị của bên mình, trừ những cách thức mà pháp luật cho phép (như đình công, bẻ xưởng …).

+  Nguyên tắc công khai:  Nguyên tắc công khai có thể được coi là một nguyên tắc đặc thù trong thương lượng tập thể, bởi lẽ nguyên tắc công khai trong thương lượng tập thể sẽ đảm bảo  cho tất cả người lao động đều có quyền được biết và tham gia ý kiến về nội dung thương lượng tập thể. Bên cạnh đó, nguyên tắc công khai trong thương lượng tập thể còn được thể hiện nhằm góp phần ngăn chặn sự thao túng, mua chuộc giữa các bên mà chủ yếu từ phía người sử dụng lao động với tổ chức đại diện người lao động khi thương lượng tập thể. Nguyên tắc công khai là sẽ là cơ sở để đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho tất cả các bên khi tham gia vào thương lượng tập thể.

+ Nguyên tắc minh bạch:  Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng trong của thương lượng tập thể, bởi lẽ nguyên tắc minh bạch trong thương lượng tập thể hể hiện ở sự rõ ràng, rành mạch về những số liệu, tài liệu trong thông tin các bên cung cấp cho nhau trước khi tiến hành thương lượng tập thể. Theo đó, tất cả đều phải xuất phát từ yêu cầu, nhu cầu của các bên và phải được bảo đảm thực thì trên thực tế

2. Quy định về nội dung thương lượng tập thể.

Tại Điều 67 Bộ luật lao động 2019 quy định về nội dung thương lượng tập thể, theo đó, những nội dung mà các bên có thể lựa chọn để thương lượng khi tiến hành thương lượng tập thể đó là những nội dung như sau:

(1) Nội dung về tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác

(2) Nội dung về mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;

(3) Nội dung về bảo đảm việc làm đối với người lao động;

(4) Nội dung về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;

(5) Nội dung về điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;

(6) Nội dung về cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;

(7) Nội dung về bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

(8) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

– Theo đó, nội dung thương lượng tập thể là những chủ đề mà các bên đưa ra để đàm phán, thỏa thuận. Để có căn cứ giúp các bên tiến hành thương lượng hiệu quả và bảo đảm các quyền, lợi ích, nghĩa vụ của các bên cũng như phủ hợp với lợi ích chung của nhà nước, pháp luật lao động của nhiều quốc gia quy định cụ thể các nội dung thương lượng tập thể

– Ở phạm vi cấp doanh nghiệp, nội dung thương lượng tập thể chủ yếu là những vấn để mang tính phân phối và xung đột lợi ích giữa các bên quan hệ lao động, như các vấn đề về tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ . Tuy các vấn đề này đều đã được pháp luật quy định, nhưng do pháp luật chỉ quy định khung, giới hạn mức tối thiểu (tiên lương tối thiểu) hoặc mức tối đa (thời giờ làm việc), nên các bên cần thỏa thuận cụ thể cho phù hợp với điều kiện thực tế của bên mình. –  – Chẳng hạn, vấn đề về thời giờ làm việc, các bên cần thương lượng cụ thể về độ dài thời thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần, thời gian nghỉ giải lao giữa ca làm việc, nghỉ hàng tuần, chế đề nghỉ hằng năm đôi với người lao động phù hợp với từng loại công việc, ngành nghề, trên cơ sở bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người lao động và có lợi hơn so với quy định của pháp luật. Tại nhiều quốc gia, ngoài các vấn đề về điều kiện lao động, nội dung thương lượng tập thể còn bao gồm các vấn đề khác như: kỉ luật lao động, đào tạo nghề, chấm dứt sử dụng lao động, việc khiếu nại của người lao động , về lĩnh vực kỉ luật sa thải/cho thôi việc, bảo hiểm bổ sung và phúc lợi hoặc bắt ki nội dung nào khác mà hai bên quan tâm

– Ở phạm vi cấp ngoài doanh nghiệp, nội dung thương lượng tập thể được quy định rộng hơn, mang tinh khái quát hơn so với nội dung thương lượng ở cấp doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định riêng nội dung thương lượng tập thể ở các cấp. Theo đó, các bên thương lượng ở phạm vi một doanh nghiệp hay có nhiều doanh nghiệp tham gia hoặc thương lượng tập thể ngành có quyền lựa chọn một hoặc một số nội dung quy định tại Điều 67 Bộ luật lao động  năm 2019 để tiến hành thương lượng tập thể. Các bên có thể tự do đưa ra những vấn đề liên quan để thương lượng tập thể, nhằm đưa ra những kết luận chung, những giải pháp chung để tất cả các bên đều hợp tác cùng phát triển.

– Như vậy, pháp luật chỉ để cập các nội dung cơ bản mang tính tinh chất gợi ý để các bên lựa chọn tiến hành thương lượng tập thể cho phù hợp với nhu cầu của một hoặc nhiều doanh nghiệp hoặc của ngành. Còn nội dung cụ thể của thương lượng tập thể hoàn toàn do các bên tự quyết định. Quy định như vậy vừa tránh sự can thiệp của nhà nước vào quyền tự chủ của các bên quan hệ lao động, đồng thời vừa tăng cường trách nhiệm của đại diện các bên, nhất là bên đại diện người lao động trong việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Mặt khác, với việc tăng quyền chủ động cho các bên, pháp luật cũng đòi hỏi các bên phải chủ động nâng cao nhận thức, trau dồi kĩ năng, kinh nghiệm nhằm giúp quá trình thương lượng tập thể đạt hiệu quả.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com