Quy định về đại diện thương lượng tập thể tại doanh nghiệp

 Thương lượng tập thể tại doanh nghiệp? Quy định về đại diện thương lượng tập thể tại doanh nghiệp?

Đại diện thương lượng tập thể tại doanh nghiệp được thành lập  tạo cơ sở pháp lí để các tổ chức đại diện người lao động, người sử dụng lao động hoặc đại diện của người sử dụng lao động tiến hành thương lượng tập thể ở phạm vì một hoặc nhiều doanh nghiệp và phạm vi ngành. Pháp luật đã ghi nhận cũng như đã quy định về đại diện thương lượng tập thể tại doanh nghiệp. Vậy đại diện thương lượng tập thể tại doanh nghiệp được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Quy định về đại diện thương lượng tập thể tại doanh nghiệp”.

Tổng đài LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.0191

– Cơ sở pháp lý: Bộ luật lao động 2019.

1. Thương lượng tập thể tại doanh nghiệp. 

– Tại Điều 65 Bộ luật lao động năm 2019 đã đưa ra định nghĩa về thương lượng tập thể, theo đó, thương lượng tập thể được hiểu là việc đàm phán, thoả thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lập điều kiện lao động quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hóa và ổn định.

– Định nghĩa thương lượng tập thể mà Bộ luật lao động năm 2019 đưa ra, về cơ bản đã bao quát được các vấn đề về bản chất, chủ thể, mục đích của thương lượng tập thể. Trong đó nhấn mạnh bản chất của thương lượng tập thể chính là sự thỏa thuận, đảm phản giữa các bên trên tinh thần tự do, tự nguyện, không mang tính chất bắt buộc như đối thoại tại nơi làm việc. Trong định nghĩa nêu rõ các mục đích thương lượng tập thể là không chỉ nhằm đạt được thỏa thuận chung trong xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên mà còn hướng tới xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

– Quy trình thương lượng tập thể gồm: Đề xuất yêu cầu thương lương tập thể, Tiến hành thương lượng tập thể, Kết thúc thương lượng tập thể

+  Để xuất yêu cầu thương lượng tập thể: Trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ lao động, nếu các bên  thấy cần thiết phải thương lượng tập thể hì có quyền yêu cầu phía bên kia thương lượng tập thể. Bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và nội dung thương lượng, các bên thoả thuận về địa điểm, thời gian bắt đầu thương lượng Thời gian bắt đầu thương lượng không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng tập thể người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm và các điều kiện cần thiết để tổ chức các phiên họp thương lượng tập thể.

+ Tiến hành thương lượng tập thể: Việc thương lượng tập thể được thực hiện thông qua phiên họp thương lượng tập thể. Phiên họp này do người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức Chủ thể tham gia phiên họp thương lượng tập thể và số lượng người tham gia (do các bên thoả thuận) phải có mặt Ngoài tổ chức đại diện người lao động đại diện người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện của người sử dụng lao động thì trong phiên họp thương lượng còn có sự tham gia của bên thứ ba.

Ở Việt Nam, ngoài đại diện các bên, pháp luật hiện hành quy định còn có sự tham gia của đại diện tổ chức đại diện cấp trên của các bên. Thời gian tiến hành thương lượng tập thể không được quá 90 ngày kể từ ngày bắt đầu thương lượng, trừ trường hợp các bến có thỏa thuận khác. Trong quá trình thương lương tập thể, tổ chức đại diện người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động (đối với thương lượng tập thể cấp doanh nghiệp hoặc thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia) hoặc tổ chức đại diện của người sử dụng lao động (đối với trường hợp thương lượng tập thể ngành) cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng, trừ thông tin về bí mật kinh doanh, bí mặt công nghệ. Đồng thời tổ chức đại diện NLĐ có quyền tổ chức thảo luận, lấy ý kiến người lao động về nội dung, cách thức tiến hành và kết quả của quá trình thương lượng tập thể.

Việc thương lượng tập thể phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ nội dung đã được các bên thống nhất, nội dung còn có ý kiến khác nhau Biên bản họp thương lượng tập thể phải có chữ kí của đại diện các bên thương lượng và của người ghi biên bản

+ Kết thúc thương lượng tập thể: Sau quá trình tiến hành thương lượng tập thể theo quy định, tổ chức đại diện người lao động công bố rộng rãi, công khai biên bản thương lương tập thể đến toàn bộ người lao động. Do người lao động là người trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ lao động và được hưởng các quyền lợi trên cơ sở kết quả thương lượng nên họ phải được biết và bảy tỏ ý kiến đồng ý hay không đồng ý với kết quả này. Vì thế, việc thương lượng tập thể thành công hay không tùy thuộc vào sự tán thành của người lao động đồi với nội dung mà các bên đã thống nhất trong phiên họp thương lương tập thể.

2. Quy định về đại diện thương lượng tập thể tại doanh nghiệp.

– Tại Điều 65 Bộ luật lao động 2019 quy định về đại diện thương lượng tập thể tại doanh nghiệp, theo đó: pháp luật quy định về số lượng người tham gia và thành phần tham gia thương lượng tập thể của mỗi bên sẽ do bên đó tự quyết định. Chủ thể thương lượng tập thể là cá nhân, tổ chức có đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định, được quyền đại diện để thực hiện thương lượng, bàn bạc, thảo luận với bên kia nhằm bảo đảm tốt nhất quyền, trách nhiệm, lợi ích cho bên mình. Chủ thể thương lương tập thể gồm hai bên bên đại diện người lao động và bên người sử dụng lao động .

– Bên người lao động:

+  Theo đó, tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở. Như vậy, theo quy định này, chủ thể đại diện của bên tập thể lao động phải là những người có thẩm quyền trong tổ chức công đoàn, không thừa nhận đại diện do tập thể lao động cử ra tiên hành thương lượng như một số quốc gia khác.

+ Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi đạt tỉ lệ thành viên tối thiểu trên tổng số người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đáp ứng quy định thì tổ chức có quyền yêu cầu thương lượng tập thể là tổ chức có số thành viên nhiều nhất trong doanh nghiệp. Các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khác có thể tham gia thương lượng tập thể khi được tổ chúc đại diện người lao động có quyền yêu cầu thương lượng tập thể đồng ý. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà không có tổ chức nào đáp ứng quy định thì các tổ chức có quyền tự nguyện kết hợp với nhau để yêu cầu thương lương tập thể nhưng tổng số thành viên của các tổ chức này phải đạt tỉ lệ tối thiểu theo quy định của pháp luật.

+ Đối với thương lượng tập thể ngành, theo quy định tại Điều 13 Bộ luật lao động năm 2019, chủ thể đại diện cho bên người lao động là tổ chức công đoàn ngành. Đối với thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thì đại diện thương lượng là tổ chức đại diện người lao động ở các doanh nghiệp do các bên thương lượng quyết định trên cơ sở tự nguyên thỏa thuận trong hội đồng thương lượng tập thể

–  Bên người sử dụng lao động:

+ Bên người sử dụng lao động đại diện thương lượng tập thể có thể là người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật. Tuy thuộc vào phạm vi thương lượng tập thể mà pháp luật các quốc gia quy định chủ thể đại diện cho bên người sử dụng lao động . Theo đó, nếu thương lượng ở cấp doanh nghiệp thì chủ thể đại diện là người sử dụng lao động hoặc đại diện của người sử dụng lao động . Còn ở các cấp ngoài doanh nghiệp (ngành, liên ngành, vùng…) thì chủ thể đại diện cho bên người sử dụng lao động là tổ chức đại diện của người sử dụng lao động ở các cấp tương ứng

+ Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, thương lượng tập thể ở phạm vi doanh nghiệp, chủ thể đại diện của bên người sử dụng lao động là người sử dụng lao động . Thương lượng tập thể ở phạm vi ngành, chủ thể đại diện bên người sử dụng lao động là tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thì đại diện thương lượng là đại diện những người sử dụng lao động ở các doanh nghiệp do các bên thương lượng quyết định trên cơ sở tự nguyện thoả thuận trong hội đồng thương lượng tập thể.

+ Số lượng người tham gia thương lượng tập thể của mỗi bên, ở phạm vi một hoặc nhiên doanh nghiệp, hoàn toàn do các bên thoả thuận Thành phần tham gia thương lượng tập thể của mỗi bên do các bên tự quyết định. Trường hợp thương lượng tập thể ngành thi số lượng và thành phần đại diện thương lượng do tổ chức công đoàn ngành và tổ chức đại diện người sử dụng lao động cấp ngành quyết định.

Như vậy, pháp luật chỉ đề cập các nội dung cơ bản mang tính chất gợi ý để các bên lựa chọn tiến hành thương lượng tập thể cho phù hợp với nhu cầu của một hoặc nhiều doanh nghiệp hoặc của ngành. Còn nội dung cụ thể của thương lượng tập thể hoàn toàn do các bên tự quyết định. Quy định như vậy vừa tránh sự can thiệp của nhà nước vào quyền tự chủ của các bên quan hệ lao động, đồng thời vừa tăng cường trách nhiệm của đại diện các bên, nhất là bên đại diện người lao động trong việc thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com