Quy định về đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề

Quy định về đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề? Quy định của pháp luật về hoàn trả phí đào tạo nghề?

Hiện nay, việc đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay. Việc đào tạo nghề nghiệp và phát triền kỹ năng nghề nghiệp còn mang tính chất chiến lược lâu dài và điều này cũng đã được pháp luật ghi nhận và quy định.  Vậy đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề nghiệp được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến:” Quy định về đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề”

LVN Group tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.0191

– Cơ sở pháp lý:  Bộ luật lao động 2019.

1. Quy định về đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề

– Trong nền kinh tế thị trường, việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề cho người lao động là một yêu cầu vừa có tính cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài Sự phát triển ngày càng sâu rộng với tốc độ cao của khoa học công nghệ cùng với vị trí ngày càng to lớn của nó trong đời sống xã hội đã đặt ra những yêu câu mới đối với việc đào tạo và bồi dưỡng lao động. Nó làm cho tỉnh chất và nội dung của lao động thay đổi hàng ngày, hàng giờ, làm cho nghề nghiệp của người lao động ngày cảng được mở rộng. Quá trình phát triển của khoa học kĩ thuật công nghệ đòi hỏi các kiến thức của con người phải ngày càng hoàn thiện.

– Tại Điều 59 Bộ luật lao động 2019 quy định về đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề, theo đó, người lao động được tự do lựa chọn đào tạo nghề nghiệp, tham gia đánh giá, công nhận kỹ năng nghề quốc gia, phát triển năng lực nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu việc làm và khả năng của mình. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình đào tạo, nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực, và chính vì thế, Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động có đủ điều kiện đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình và người lao động khác trong xã hội thông qua rất nhiều những hình thức khác nhau như: tổ chức  những kỳ thi về thi kỹ năng nghề cho người lao động, cho người lao động tham gia hội đồng kỹ năng nghề, dự báo nhu cầu và xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, tổ chức đánh giá và công nhận kỹ năng nghề và phát triển năng lực nghề nghiệp cho người lao động. Bên cạnh đó còn có những cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập ngày càng nhiều và các lớp đào tạo nghề tại nơi làm việc để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động. Bên sử dụng lao động phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật. 

– Như vậy có thể thấy có nhiều hình thức khác nhau để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề cho người lao động người sử dụng lao động có thể đào tạo tại chỗ hoặc người lao động tham gia các khóa đào tạo tại các trường, các trung tâm, ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

– Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi mà yêu cầu hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế đang ngày càng bức thiết .Doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững bắt buộc phải quan tâm đến chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, hoạt động này còn có ý nghĩa gắn kết mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động , đảm bảo cho sự gắn bó lâu dài và tận tâm của người lao động đội với đơn vị.

– Hiện nay, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề cho người lao động không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của người sử dụng lao động Điều 60 Bộ luật lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho minh Đồng thời, trong báo cáo hàng năm về lao động. người sử dụng lao động phải báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng nghề cho sở lao động-thương binh và xã hội.

2. Quy định của pháp luật về hoàn trả phí đào tạo nghề

Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kĩ năng nghề cho người lao động  ở trong nước hay nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng được thực hiện dưới hình thức hợp đồng đào tạo nghề. Trong đó, các bên cam kết với nhau về quyền và nghĩa vụ của mình đối với bên kia trong quan hệ đào tạo nghề

– Bởi vậy, hợp đồng đào tạo nghề là thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kĩ năng nghe, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài tử kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đồi tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

– So với các quan hệ học nghệ thông thường được thiết lập giữa cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp và người học, quan hệ học nghe giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua hợp đồng đào tạo nghề có nhiều điểm khác biệt. Theo đó, người lao động là người học nhưng không phải trả học phí mà được người sử dụng lao động chỉ trả. Không chỉ vậy, bên cạnh học phí người sử dụng lao động cũng có thể hỗ trợ thêm cho người lao động các khoản khác như chi phí đi lại, sinh hoạt, tiền lương và tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động mặc dù người lao động không thực hiện nghĩa vụ lao động trong thời gian đi học người lao động học nghề tại đơn vị sử dụng lao động có tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách cũng được trả lương theo quy định của pháp luật.

– Mục đích của quan hệ học nghề giữa người lao động với người sử dụng lao động cũng rất cụ thể, đó là để người lao động đạt được các kiến thức, kĩ năng và thái độ nghề nghiệp để làm việc cho người sử dụng lao động chứ không chỉ là các bằng cấp, chúng chỉ để người học tự làm việc hoặc để tham gia vào thị trường lao động như quan hệ học nghề thông thường. Chính vì vậy, sau khi học xong, người lao động thường phải làm việc cho người sử dụng lao động một thời gian nhất định theo cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề

– Việc giao kết hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản. Với hình thức này, các thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện rõ ràng, tạo ra cơ sở pháp lí chặt chẽ để ràng buộc các bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận, đặc biệt là vấn đề chi phí đào tạo và trách nhiệm của người lao động sau khi học nghệ xong

– Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề phải bao gồm các điều khoản chủ yếu sau nghề đào tạo, địa điểm đào tạo, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo,, thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo; chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo, trách nhiệm của người sử dụng lao động. Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận thêm các nội dung khác nhưng không được trái quy định của pháp luật.

– Có thể thấy mục đích của việc người lao động học nghề tại đơn vị sử dụng lao động là để làm việc cho người sử dụng lao động. Vi vậy, người lao động phải cam kết làm việc một khoảng thời gian nhất định sau khi học xong như là điều kiện để người sử dụng lao động trả chi phí đào tạo cho người lao động . Khi vi phạm cam kết này, người lao động phải thực hiện trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động. Trách nhiệm hoàn trả phát sinh trong các trường hợp sau: người lao động đơn phương châm dứt hợp đồng đào tạo nghệ trước thời hạn, người lao động không làm việc cho người sử dụng lao động sau khi học xong hoặc có làm việc nhưng không đủ thời gian đã cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề. Với những trường hợp này, việc chấm dứt quan hệ học nghề hoặc quan hệ lao không xuất phát từ  người lao động khiến cho mục đích của hoạt đông cho ngày thôi hổ không đạt được, người sử dụng lao động bị thiệt hại. Như vậy  hợp đồng lao động cho hai bên thoả thuận hoặc do nguyên nhân khách quan thì  không phải bồi thường chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.

– Mức hoàn trả chi phí đào tạo được sao cần căn cứ vào chi phí đào tạo. Theo đó, chi phí đào tạo bao gồm các khu chỉ có chứng từ hợp lệ và chi phí trả cho người dạy; tài liệu học này trong lòng may, thiết bị, vật liệu thực hành và các chi phí khác hỗ trợ cho người học, tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian chỉ học ở Thường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước xanh thì chi phí đi lại, chủ phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài cùng được coi là khoin chi phí hỗ trợ nằm trong chi phí đào tạo.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com