Quy định về điều kiện hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá

Quy định chung về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa? Quy định về điều kiện hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá?

Trong cuộc sống hàng ngày thì rất dễ để có thể bắt gặp được một giao dịch dân sự bằng việc các chủ thể tham gia vào các quan hệ dân sự bằng việc mua bán hàng hóa. Bên cạnh việc mua bán hàng hóa thông thường mà không được giao kết bằng hợp đồng thì pháp luật Dân sự hiện hành và các văn bản pháp luật ban hành kèm theo khác cũng đã có các quy định về vấn đề mua bán hàng hóa có giao kết bằng hợp đồng. Mà hình thức mua bán hàng hóa bằng hợp đồng cũng được thực hiện rất nhiều và phổ biến đối với những loại hàng hóa lớn và có mục đích thi về lợi nhuận trong đó. Chính bởi vì lẽ đó mà việc pháp luật hiện hành quy định về vấn đề các chủ thể phải lập hợp đồng mua bán hàng hóa có hình thức dựa theo điều kiện quy định của pháp luật hiện hành.

Chính vì sự thông dụng nên hợp đồng mua bán hàng hoá được các chủ thể sử dụng rất nhiều nhưng không phải ai cũng biết và hiểu hết về việc pháp luật đã quy định về điều kiện hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá như thế nào. Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật LVN Group sẽ gửi tới quý bạn đọc về nội dung quy định về điều kiện hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá như sau:

LVN Group tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.0191

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Dân sự năm 2015

– Luật Thương mại năm 2005.

1. Quy định chung về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa

Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì đối với một hợp đồng mua bán hàng hóa nhất định thì chỉ được công nhận là hợp đồng đó có hiệu lực nếu hợp đồng này được các chủ thể xác lập hợp đồng thể hiện dưới một hình thức nhất định và phù hợp với quy định của pháp luật áp dụng có quy định về loại hợp đồng này. Có thể nói rằng đối với một loại hợp đồng bất kỳ nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng thì việc quy định chuẩn chính về hình thức của hợp đồng là điều kiện bắt buộc nhằm mục đích chứng minh sự tồn tại của hợp đồng mua bán hàng hóa này dưới góc độ pháp lý hiện hành. Không chỉ riêng có quy định của pháp luật Việt Nam quy định về hình thức của hợp đồng mà nó còn được thừa nhận và quy định trong pháp luật của hầu hết các quốc gia. Đối với sự phát triển của nền kinh tế khác nhau thì sẽ có các quy định về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa của các Quốc gia sẽ khác nhau và nó được thể hiện cụ thể hóa như sau:

Thứ nhất, đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, như Anh, Pháp, Mỹ… thì sẽ có các quan niệm về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa do các bên tham gia ký kết hợp đồng tự thỏa thuận với nhau. Do đó, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được ký kết bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi hoặc các hình thức gián tiếp như đơn thư chào hàng, đặt hàng, fax, thư điện tử (giao dịch điện tử)… Theo như Công ước Viên 1980 của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã có quy định về việc các bên có thể xác lập hợp đồng với mọi hình thức, kể cả thông qua người làm chứng đây được xác định là điều kiện hình thức của loại hợp đồng mua bán hàng hóa này.

Thứ hai, đối với các nước có nền kinh tế thị trường đang phát triển trong đó có Việt Nam thì có các quan niệm về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ khác với các nước có nền kinh tế phát triển điều này được thể hiện bằng việc một số nước lại đưa ra các yêu cầu bắt buộc về hình thức đối với hợp đồng mua bán hàng hóa mới được công nhận hiệu lực pháp lý có thể hiểu một cách đơn giảm về quy định này đó chính là việc hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được ký kết dưới hình thức văn bản, phải được phê chuẩn, hoặc có công chứng… mới có hiệu lực. Chính vì quy định các hợp đồng mua bán hàng hóa đều phải được lập thành văn bản thì mới có hiệu lực sẽ dẫn đến việc bổ sung, thay đổi của các bên trong hợp đồng cũng phải được lập thành văn bản theo như quy định của pháp luật hiện hành.

Như vậy, có thể thấy rằng, tùy thuộc vào nhận định và quan điểm về pháp luật của các quốc gia khác nhau trên thế giới mà việc quy định về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa cũng khác nhau. Hợp đồng mua bán hàng hóa này có thể được lập bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi hoặc các hình thức gián tiếp như đơn thư chào hàng, đặt hàng, fax, thư điện tử,… là tùy thuộc và quy định của các nước có nền kinh tế và điều kiện,quy định của pháp luật mỗi nước.

2. Quy định về điều kiện hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá

Trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam tại khoản 7 Điều 683 Khoản 1 Bộ luật Dân sự 2015 về vấn đề xác định hiệu lực của hợp đồng thì sẽ được thực hiện dựa trên quy định này như sau:

“Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam”.

Từ quy định nêu ra ở trên có thể thấy rằng việc, quy định của pháp luật Việt Nam có sự thống nhất với các quy định trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết với các nước, tương đồng với quy định của các nước Bắc Âu, Tây Âu và Mỹ. Do đó, nhận thấy rằng việc cách quy định nguyên tắc chung tại Điều 683 như đã nêu trên, có thể thấy, pháp luật Việt Nam không cho phép các chủ thể lựa chọn pháp luật điều chỉnh hình thức hợp đồng.

Giải thích theo hướng có thể áp dụng để xác định nơi giao kết hợp đồng, vì nội dung điều khoản này nêu rõ về cách xác định, hơn nữa cách xác định này phù hợp với cách xác định nơi giao kết hợp đồng quy định tại Điều 399 Bộ luật Dân sự 2015. Mặt khác, mà pháp luật hiện hành có quy định thì lại cho rằng vấn đề áp dụng quy định này để xác định nơi giao kết hợp đồng trong trường hợp này là không phù hợp và không thể áp dụng được. Bởi lẽ có sự nhận định này là do các nhà làm luật đã đưa ra các quy định với lý do việc giao kết hợp đồng nằm ở một điều khoản riêng biệt với điều khoản quy định về hình thức hợp đồng.

Trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại 2005 Việt Nam quy định: “Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”.

Từ đó có thể thấy rằng, Luật Thương mại 2005 quy định hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện bằng văn bản, nhưng Luật Thương mại 2005 cũng như các văn bản pháp lý ban hành kèm theo khác cũng không quy định rõ cụ thể hình thức nào được coi là hình thức văn bản. Chính vì vậy đã gây khó khăn cho các chủ thể khi tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi và tránh những tranh chấp phát sinh không cần thiết cho các doanh nghiệp, cũng như các cơ quan xét xử trong quá trình giải quyết tranh chấp, pháp luật thương mại Việt Nam nên quy định rõ hình thức văn bản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hình thức viết.

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam còn có các hình thức trong hợp đồng mua bán hàng hóa của các nước có nền kinh tế phát triển có giá trị pháp lý tương đương ở đây bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu,… và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa là pháp luật Việt Nam đã thừa nhận những hợp đồng ký theo hình thức số hóa, mua bán qua mạng, bản fax, thư điện tử… có giá trị pháp lý như ký bằng văn bản. Do đó, theo như quy định này thì được xác định là hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết dưới dạng hợp đồng điện tử. Tuy nhiên, sự tuân thủ hình thức của hợp đồng được luật quy định được chế ước trước hết bằng một số chế tài nhất định trong những trường hợp không tuân thủ quy định này: hình thức với nguy cơ hợp đồng không có hiệu lực; hình thức với mục đích là chứng cứ; hình thức để đạt được kết quả nhất định của hành vi pháp lý

Mặt khác, khi Việt Nam tham gia vào Công ước Viên 1980 của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì việc pháp luật Việt Nam quy định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được ký kết bằng văn bản. Đông thời, để giải quyết xung đột về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa thì trước tiên cần xác định vào hệ thống pháp luật được áp dụng để xem xét hiệu lực hình thức hợp đồng. Pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề ký kết bằng văn bản đối với hợp đồng mua bán hàng hóa thì sẽ tạo điều kiện cho sự kiểm tra và giám sát việc thực hiện hợp đồng của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng và có hiệu quả hơn. không những thế mà việc các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa cần phải thực hiện việc ký kết hợp đồng bằng văn bản cũng đã thể hiện rất nhiều ưu thế hơn so với hình thức thức phi văn bản mà các quốc gia có nền kinh tế phát triển áp dụng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com