Quy định về điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp

Chức năng của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp? Quy định về điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp?

Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ra đời là một trong những sự kiện có vai trò vô cùng quan trọng đối với người lao động. Bởi lẽ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp chính là đại diện cho tiếng nói của những người lao động- những người yếu thế hơn trong quan hệ lao động với người sử dụng lao động. Bộ luật lao động 2019 cũng ghi nhận về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, theo đó, khi thành lập tổ chức của người lao động tại cơ sở thì cần phải có điều lệ của tổ chức. Vậy điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Quy định về điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp”.

Dịch vụ LVN Group tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.0191

– Cơ sở pháp lý: 

+ Bộ luật lao động 2019.

+ Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 về Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành.

1. Chức năng của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

– Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được hiểu là tổ chức do những người lao động tại các doanh nghiệp lập ra và cũng có chức năng đại diện cho người lao động trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp hoặc các công việc khác theo quy định của pháp luật. Khác với công đoàn thì tổ chức của người đại diện lao động lại không nằm trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam mà chỉ là tổ chức do người lao động thành lập theo trình tự, thủ tục luật định. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp chỉ có ở cấp cơ sở – cấp doanh nghiệp, không có hệ thống các cấp như tổ chức công đoàn nhưng về bản chất, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp và công đoàn đều có những quyền và nghĩa vụ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

– Theo đó, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có chức năng  bảo vệ quyền lợi của người lao động.  Chức năng này gắn liền với sự hình thành, phát triển và mục đích hoạt động của công đoàn và được thực hiện thông qua các hoạt động như đàm phán kí kết thoả ước lao động tập thể, đối thoại với người sử dụng lao động, tham gia giải quyết tranh chấp lao động Công đoàn phát triển để mang đến cho người lao động sức mạnh thương lượng bình đẳng với người sử dụng lao động.

– Với việc thương lượng tập thể, công đoàn có thể thúc đẩy hàng loạt các lợi ích, như mức lương cao hơn, cân bằng công việc với cuộc sông thông qua thời gian làm việc hợp lí, bảo vệ việc làm và bảo vệ chống sự đòi xử tùy tiện cũng như phân biệt đối xử giữa các nhóm lao động (ư dị, lao động nữ với các nhóm khác) của bên sử dụng lao động. Cũng với thành quả thương lượng của công đoàn, người lao động dân có điều kiện làm việc an toàn và được đảm bảo an sinh xã hội, có quyền tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Kể từ khi công đoàn xuất hiện, bên lao động có tiếng nói mạnh mẽ hơn và có thể giải quyết được nhiều tồn tại trong thị trường lao động Công đoàn có thể tổ chức hành động công nghiệp dưới nhiều hình thức như đình công, tẩy chay, lấn công… tùy theo sự cho phép của Nhà nước, để đòi bằng được bên sử dụng lao động phải xem xét yêu sách của họ.

– Việc công đoàn thực hiện chức năng bảo vệ người lao động không đổi lập với lợi ích của người sử dụng lao động. Bởi xét cho cùng quyền lợi của người sử dụng lao động chỉ đạt được một cách ổn định, bền vững khi quan hệ lao động diễn ra hài hoà, trên cơ sở tôn trọng, hợp tác của đoàn viên), do đó sự phân chia các chức năng chỉ mang tính ương đối.

– Bên cạnh đó, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp còn có chức năng đại diện cho người lao động, chức năng đại diện cho người lao động bởi trước hết nó là tổ chức được thành lập tự nguyện bởi những người lao động , được người lao động tin cậy trao quyền giải quyết các vấn đề thuộc về quyền và lợi ích chung của người lao động . Công đoàn đại diện cho người lao động để thương lượng tập thể cũng như để thực hiện nhiều công việc khác với bên sử dụng lao động.

– Trong các cuộc thương lượng, công đoàn thể hiện ý chí, nguyện vọng và quan điểm của người lao động, nỗ lực đạt được những thoả thuận hay quy định có lợi nhất cho người lao động .Trước các quyết định của bên sử dụng lao động, công đoàn có thể thảo luận với thành viên và trao đổi những mối quan tâm cùng bên sử dụng lao động, cùng quyết định với họ khi có những thay đổi lớn ở nơi làm việc, chẳng hạn, khi cho người lao động thôi việc với quy mô lớn. Công đoàn đại diện cho tập thể lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Kể cả khi đó là các tranh chấp cá nhân, công đoàn có thể trực tiếp đại diện cho thành viên nêu được thành viên đó đồng ý hoặc ủy quyền.

– Trong phạm vi doanh nghiệp, do luôn tồn tại xung đột về lợi ích trực tiếp, công đoàn có vai trò đối thoại thường xuyên để bảo vẽ, cải thiện quyền và lợi ích của các công đoàn viên. Ở phạm vi ngành, với những yêu tô đặc thủ về điều kiện lao động, khả năng tăng trưởng mà những vấn đề liên quan như thời giờ làm việc, tiền lương, phúc lợi cũng cần được điều chỉnh theo dẫn đến nhu câu thương lượng ở phạm vi ngành. Ở cấp quốc gia, tiếng nói của người lao động  đương nhiên cần thiết để việc xây dựng, ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, giải quyết các vấn đề thực tiễn, đảm bảo lợi ích người lao động nói chung. Khi công đoàn tham gia một số tổ chức đại diện cho người lao động quốc tế hoặc khu vực, công đoàn có thể đưa các vấn đề quyền của người lao động ra bản luận trên các diễn đàn quốc tế. Đó cũng là dịp khai thác kinh nghiệm từ công đoàn quốc tế để nâng cao hiệu quả hoạt động cho công đoàn

– Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp còn có chức năng phát triển phúc lợi. Bên cạnh việc bảo vệ người lao động, được xem như chức năng chủ đạo thì không ít công đoàn thực hiện chức năng phúc lợi nhằm nâng cao chất lượng sống cho thành viên và thậm chí cải thiện chất lượng cuộc sống cho xã hội. Những vấn đề như trường học cho con em công nhân, thư viện, các hoạt động văn hóa, thể thao… là những mối quan tâm phổ biến. Bên cạnh đó, đối với công đoàn ở những quốc gia phát triển phúc lợi ở mức cao, không hiếm gặp việc công đoàn còn quan tâm đến các nhu cầu khác của thành viên và tổ chức thực hiện chúng như vấn đề bảo hiểm, nhà ở, thậm chí cả việc giúp thành viên có thể giảm giá khi mua hàng.

2. Quy định về điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp trước khi thành lập phải đăng ký hoạt động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và sẽ được thành lập và hoạt động hợp pháp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký. Khi thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp thì không thể thiếu về điều lệ của tổ chức, ban lãnh đạo, số lượng thành viên,… của người lao động tại doanh nghiệp. Theo đó tại Điều 174 Bộ luật lao động 2019 quy định về điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, cụ thể, điều lệ của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp về bản chất là do tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tự đặt ra, tuy nhiên trong điều lệ của tổ chức người lao động tại doanh nghiệp cần phải đáp ứng những nội dung cơ bản như sau: 

+ Thứ nhất, nội dung về tên, địa chỉ tổ chức; biểu tượng (nếu tổ chức của người lao động có tên, biểu tượng và địa chỉ riêng).

+ Thứ hai, về  nội dung của điều lệ: tôn chỉ, mục đích và phạm vi hoạt động là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên tổ chức mình trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp; cùng với người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động; xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định. Nếu trong trường hợp tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích này thì sẽ bị thu hồi đăng ký hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Đây có thể được coi là nội dung cốt lõi nhất của điều lệ của tổ chức người lao động tại doanh nghiệp. Bởi lẽ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ra đời nhằm thực hiện những tôn chỉ này như một ” sứ mệnh” nhằm bảo vệ tối đa về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong quá trình tham gia lao động tại các cơ sở, doanh nghiệp.

+ Thứ ba, nội dung về điều kiện, thủ tục gia nhập và ra khỏi tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Đây cũng là một trong nội dung quan trọng và không thể thiếu trong điều lệ của tổ chức người lao động tại doanh nghiệp. Nhìn vào điều kiện, thủ tục gia nhập, ra khỏi tổ chức mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể nắm bắt được về quá trình thành lập và đi vào hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp xem đã phù hợp với những quy định của pháp luật hay chưa.

(* Lưu ý:  Trong một tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp không đồng thời có thành viên là người lao động thông thường và thành viên là người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến điều kiện lao động, tuyển dụng lao động, kỷ luật lao động, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc chuyển người lao động làm công việc khác)

+ Thứ tư, nội dung về cơ cấu tổ chức, nhiệm kỳ, người đại diện của tổ chức, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, thể thức thông qua quyết định của tổ chức. Theo đó, đây là những nội dung được quy định trong điều lệ của tổ chức người lao động tại doanh nghiệp nhằm nắm bắt được về cơ cấu, nguyên tắc tổ chức để khi đi vào hoạt động thì sẽ phải tuân theo những nội quy này để tránh được những hành vi sai trái, những hành vi vi phạm trong quá trình tổ chức người lao động tại doanh nghiệp đi vào hoạt động trên thực tiễn. Theo đó, pháp luật cũng quy định những nội dung phải do thành viên quyết định theo đa số bao gồm thông qua, sửa đổi, bổ sung điều lệ của tổ chức; bầu cử, miễn nhiệm người đứng đầu và thành viên ban lãnh đạo của tổ chức; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, đổi tên, giải thể, liên kết tổ chức; gia nhập Công đoàn Việt Nam.

+ Thứ sáu, nội dung về phí thành viên, nguồn tài sản, tài chính và việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của tổ chức.  Mỗi một tổ chức khi ra đời và đi vào hoạt động thì đều cần phải có kinh phí để duy trì và đi vào thực tiễn do đó, việc quy định rõ về phí thành viên, các nguồn tài sản, cũng như việc quản lý là vô cùng cần thiết và không thể thiếu trong điều lệ của tổ chức người lao động tại doanh nghiệp. Theo đó, pháp luật quy định việc thu, chi tài chính của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phải được theo dõi, lưu trữ và định kỳ hằng năm công khai cho thành viên của tổ chức.

+ Thứ bảy, nội dung về kiến nghị và giải quyết kiến nghị của thành viên trong nội bộ tổ chức.- đây cũng là một trong những nội dung khá quan trọng, bởi lẽ trong quá trình tổ chức của người lao động đi vào hoạt động thì không thể không tránh được những vấn đề phát sinh, có ảnh hưởng đến quyền cũng như lợi ích, của các bên do đó, các thành viên có tổ chức có quyền được kiến nghị và giải quyết kiến nghị của thành viên trong nội bộ tổ chức nhằm đảm bảo về quyền và nghĩa vụ giữa những thành viên và ban lãnh đạo của tổ chức. 

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com