Quy định về giao hàng hóa trước thời hạn đã thỏa thuận? Quy định về mua bán hàng hoá?
Thị trường mua bán hàng hóa tương lai gồm hai loại quan hệ: Quan hệ mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa và quan hệ mua bán hàng hóa bên ngoài sở giao dịch hàng hóa (mua bán trên thị trường OTC – Over the Counter). Đây là hình thức mua bán có thể đáp ứng tốt hơn mong muốn của các nhà sản xuất nhằm giảm thiểu rủi ro cho hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa nông sản. Đối với mua bán hàng hóa thì sẽ cần phái lập thành văn bản, hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật. Trong đó, có những quy định về giao hàng hóa trước thời hạn đã thỏa thuận. Vậy quy định về giao hàng hàng hóa trước thời hạn đã thỏa thuận được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Quy định về hàng hóa trước thời hạn đã thỏa thuận”
LVN Group tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.0191
– Cơ sở pháp lý: Luật thương mại 2005.
1. Quy định về giao hàng hóa trước thời hạn đã thỏa thuận.
– Tại Điều 37 Luật Thương mại năm 2005 quy định về thời hạn giao hàng, theo đó, thời hạn giao hành sẽ do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hoá, theo đó, bên bán sẽ phải có nghĩa vụ phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt khi bên bán và bên mua giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa mà các bên không có thỏa thuận hoặc không xác định về thời điểm giao hàng cụ thể mà chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua. Nếu trong trường hợp bên bán và bên mua không có sự thỏa thuận nào về thời hạn giao hàng thì bên bán bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một văn bản nào quy định về ” thời hạn hợp lý” này, do đó, thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng sẽ phụ thuộc vào từng hoàn cảnh, từng điều kiện của các bên và sẽ do các bên tự thương lượng, thỏa thuận với nhau để đảm bảo về quyền và lợi ích của các bên.
– Tại Điều 34 Luật Thương mại năm 2005 quy định về giao hàng, theo đó việc giao hàng sẽ thuộc về nghĩa vụ và trách nhiệm của bên bán. Theo đó, bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng, theo đó, trong hợp đồng mua bán hàng hóa các bên sẽ tự thỏa thuận về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác được nêu trong hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận trước đó. Theo quy định của pháp luật, nếu các bên không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật thương mại và những văn bản pháp luật khác có liên quan.
– Về vấn đề giao hàng hóa trước thời hạn đã thỏa thuận: Tại Điều 38 Luật Thương mại năm 2005 quy định về giao hàng hóa trước thời hạn đã thỏa thuận, theo đó, bên bán giao hàng hóa mà giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thỏa thuận khác. Việc giao hàng hóa trước thời hạn đã thỏa thuận về bản chất đó là một sự không tuân theo những điều khoản trong hợp đồng về nghĩa vụ giao hàng, thời hạn, thời gian giao hàng( nếu có quy định trong hợp đồng), tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt có những lý do cần phải thông báo trước cũng như phải được thỏa thuận trước nếu không thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng.
2. Quy định về mua bán hàng hoá.
Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóacó những đặc trưng cơ bản sau:
– Về chủ thể:
Tham gia vào quan hệ mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là các khách hàng thông qua thành viên kinh doanh hoặc thành viên môi giới của sở giao dịch hàng hóa để mua bán hàng hóa hoặc thành viên kinh doanh của sở giao dịch hàng hóa hoạt động tự doanh. Khách hàng là tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của sở giao dịch hàng hoá, thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóathông qua việc uỷ thác cho thành viên kinh doanh của sở giao dịch hàng hoá. Bản thân khách hàng không được trực tiếp tham gia mua bán hàng hóatại sở giao dịch mà thành viên kinh doanh của sở giao dịch trực tiếp thực hiện. Khách hàng cũng có thể thông qua thành viên môi giới của sở giao dịch hàng hoa để kết nối với thành viên kinh doanh của sở giao dịch, nghĩa là thành viên môi giới sẽ là cầu nối giữa khách hàng và thành viên kinh doanh của sở giao dịch. Tuy thông qua thành viên môi giới nhưng hoạt động mua bán hàng hóavẫn do thành viên kinh doanh thực hiện, thành viên môi giới chỉ làm nhiệm vụ môi giới mà không được trực tiếp thực hiện hoạt động mua bán.
Thành viên kinh doanh của sở giao dịch hàng hóa ngoài việc thực hiện mua bán hàng hóa cho khách hàng để hưởng thù lao uỷ thác có thể tự tiến hành mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa cho chính mình (hoạt động tự doanh). Hoạt động này đem lại cho thành viên kinh doanh khoản lợi nhuận trên cơ sở khoản tiền chênh lệch giữa giá hàng hóa vào thời điểm giao kết hợp đồng và giá hàng hóa vào thời điểm giao hàng.
– Về hình thức
Quan hệ mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được thể hiện dưới hình thức hợp đồng, đó là hợp đồng kì hạn.
Hợp đồng kì hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng (khoản 2 Điều 64 Luật thương mại). Như vậy, hợp đồng kì
hạn khác biệt cơ bản với hợp đồng mua bán thông thường ở chỗ: Các bên giao kết hợp đồng và thỏa thuận về giá cả của hàng hóa vào thời điểm hiện tại nhưng việc giao hàng và thanh toán lại diễn ra vào một thời điểm nào đó trong tương lai (có thể là sau đó 3 tháng, 6 tháng, 1 năm…).
Để giảm thiểu rủi ro cho chính mình, trên cơ sở hợp đồng kì hạn đã giao kết, hai bên có thể kí tiếp hợp đồng về quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua (hợp đồng quyền chọn). Hợp đồng về quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua bán hàng hóađó (khoản 3 Điều 64 Luật thương mại).
Hợp đồng quyền chọn thực chất là sự tự bảo hiểm cho chính hợp đồng kì hạn mà hai bên đã kí kết; theo đó cho phép dồn nghĩa vụ về một bên (bên bán quyền). Khi giá cả hàng hóa trên thị trường tăng hoặc giảm so với giá thỏa thuận trong hợp đồng, bên mua quyền có quyền thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng kì hạn. Bên bán quyền trong hợp đồng quyền chọn phải sẵn sàng đón nhận hàng hóanếu bên mua quyền thực hiện quyền giao hàng, mặc dù có thể hợp đồng đó không còn có lợi cho mình. Bù lại, bên bán quyền chắc chắn đã được hưởng một khoản tiền (tiền bán quyền) chứ không phải là lợi nhuận mà hợp đồng mang lại. Điều này đòi hỏi bên bán quyền trong hợp đồng quyền chọn phải là những chủ thể có tiềm lực kinh tế mạnh để sẵn sàng chấp nhận rủi ro đồng thời vẫn thu được lợi nhuận.
Hợp đồng kì hạn là giao dịch trung hoà, khoản lợi mà bên bán thu được cũng chính là số tiền mà bên mua mất đi, rủi ro đối với bên bán và bên mua là không có giới hạn (tuỳ thuộc hoàn toàn vào sự biến động của thị trường). Hợp đồng quyền chọn không phải là giao dịch trung hoà, lợi
nhuận của bên mua quyền chọn không phản ánh đúng thiệt hại và nghĩa vụ của bên bán quyền chọn và ngược lại. Khả năng lỗ của bên mua quyền chọn chỉ giới hạn ở khoản tiền mà họ đã phải bỏ ra để mua quyền mà lợi nhuận thì không giới hạn. Còn khả năng lỗ của bên bán quyền sẽ xuất hiện khi giá cả hàng hóathị trường biến động vượt quá khoản tiền mà họ đã nhận được từ việc bán quyền. Về đối tượng
– Đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là hàng hoá. Hàng hóa được các bên thỏa thuận giao kết phải là hàng hóa được phép giao dịch tại sở giao dịch; tuân thủ các quy định về loại hàng, tiêu chuẩn chất lượng, chủng loại và các điều kiện khác mà sở giao dịch hàng hóa đặt ra. Theo thông lệ chung, hàng hóa được mua bán tại sở giao dịch thường là những hàng hóa được giao kết với số lượng lớn và có sự biến động mạnh về giá cả.
– Đối với hợp đồng quyền chọn, đối tượng của hợp đồng không phải là hàng hóamà là quyền chọn mua, quyền chọn bán đối với hàng hoá. Nói cách khác, đối tượng của hợp đồng quyền chọn không hướng tới hàng hóahữu hình mà hướng tới quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ mà bên mua quyền đã tạo ra trong hợp đồng kì hạn. Tuy nhiên, hợp đồng quyền chọn chỉ là hợp đồng phái sinh từ hợp đồng kì hạn, được các bên kí kết trên cơ sở hợp đồng kì hạn, vì vậy, đối tượng của hợp đồng quyền chọn không trực tiếp là hàng hóa nhưng có liên quan mật thiết đến hàng hoá, hướng tới mục tiêu giảm thiểu rủi ro mà hợp đồng kì hạn mang lại.
– Về phương thức giao dịch
Mua bán hàng hoa qua sở giao dịch hàng hóalà phương thức mua bán thông qua trung gian, đó là sở giao dịch hàng ho. Khi mua bán thông qua sở giao dịch hàng hoá, quan hệ mua bán này phải tuân thủ tất cả các điều kiện do từng sở giao dịch hàng hóa quy định thông qua Điều lệ hoạt động cụ thể của mình, ví dụ: Loại hàng hóa được giao dịch; tiêu chuẩn và đơn vị đo lường của loại hàng hóa đó; thời hạn giao dịch, quy trình giao dịch, hạn mức giao dịch… sở giao dịch hàng hóa thành lập hoặc uỷ thác cho tổ chức khác thành lập trung tâm thanh toán mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa(trung tâm thanh toán) và trung tâm giao nhận hàng hóa để thực hiện chức năng thanh toán và giao nhận hàng hóa khi khách hàng thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hoá. Trung tâm thanh toán là tổ chức thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ thanh toán trong hoạt động mua bán hàng hóaqua sở giao dịch hàng hoá.
– Trung tâm giao nhận hàng hóa là tổ chức thực hiện chức năng lưu giữ, bảo quản và giao nhận hàng hóa cho các hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa. Như vậy, các bên tham gia mua, bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa không nhất thiết phải xem xét khả năng thực tế của bên kia, cụ thể: Người mua không phải lo ngại về việc hàng hóa có đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hay không, có được giao nhận trên thực tế hay không… người bán cũng không phải lo lắng về quyền được thanh toán của mình. Điều đó cho thấy khi mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hoá, quyền lợi của khách hàng sẽ được bảo đảm tốt hơn so với mua, bán hàng hóa ngoài sở giao dịch.
– Khách hàng sẽ yên tâm về chất lượng, chủng loại hàng hoá; về nghĩa vụ giao nhận hàng; về nghĩa vụ thanh toán giá trị khối lượng hàng hóađược giao dịch mặc dù thị trưởng có thể biến động và một trong hai bên giao kết hợp đồng có thể gặp rủi ro dẫn đến họ không muốn thực hiện hợp đồng mua bán đã giao kết. Còn nếu các bên giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai bên ngoài sở giao dịch hàng hóa(hợp đồng triển hạn), rủi ro không chỉ nằm ở sự biến động về giá cả mà còn có thể là chất lượng, chủng loại hàng hóa hay sự vi phạm về quyền và nghĩa vụ của một bên hoặc cả hai bên khi thị trường có những biến động bất lợi về phía họ.