Hóa đơn đối với hàng hóa khuyến mại. Hàng hóa khuyến mại có cần hóa đơn hay không? Quy định về hóa đơn đối với hàng hóa khuyến mại.
Hóa đơn đối với hàng hóa khuyến mại. Hàng hóa khuyến mại có cần hóa đơn hay không? Quy định về hóa đơn đối với hàng hóa khuyến mại.
Khi bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn. Vậy, đối với hàng hóa khuyến mại có cần hóa đơn hay không? Công văn 3089/TCT-DNL do Tổng cục thuế ban hành ngày 17 tháng 9 năm 2015 về hóa đơn đối với hàng khuyến mại đã quy định về vấn đề này.
Cụ thể, Công văn 3089/TCT-DNL do Tổng cục thuế ban hành ngày 17 tháng 9 năm 2015 đã nêu rõ các nội dung cụ thể về hóa đơn đối với hàng hóa khuyến mãi:
Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.
Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại được xác định bằng 0.Trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho…
Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)…
>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191
Đối với tổ chức kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ: sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi tên và số lượng hàng hóa, ghi rõ là hàng khuyến mại và thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Khi bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn nhưng phải tuân thủ các quy định về lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ theo Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC.
Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định.