Quy định về Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương

Nhiệm vụ quyền hạn Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương? Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương?

Chính quyền gồm có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, được tổ chức phù hợp với nông thôn, đô thị, khu vực kinh tế – xã hội tại do pháp luật quy định. Vậy Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là  gì? Nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương được pháp luật quy định thê nào? Cơ cấu tổ chức Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương ra sao? Tại bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin cho bạn đọc khái quát nhất về những quy định về Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương.

Cơ sở pháp lý: Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015

LVN Group tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương

Căn cứ theo quy định tại điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định cụ thể:

1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 của Luật này.

2. Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm cả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, phường trực thuộc.

3. Quyết định quy hoạch về xây dựng và phát triển đô thị trong phạm vi được phân quyền.

4. Quyết định các biện pháp phát huy vai trò trung tâm kinh tế – xã hội của đô thị lớn trong mối liên hệ với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước theo quy định của pháp luật.

5. Quyết định các biện pháp quản lý dân cư ở thành phố và tổ chức đời sống dân cư đô thị; điều chỉnh dân cư theo quy hoạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân.

Căn cứ theo quy định đưa ra như trên có thể thấy Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định như thi hành nội dung của Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và các lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trường, và các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao…

Thứ hai, nhiệm vụ quyền hạn trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội.

Thứ ba, Nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương về những hoạt động trong thẩm quyền của mình đối với nội dung xây dựng và phát triển đô thị. Nhiệm vụ quyền hạn này xuất phát từ vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân với tư cách là cơ quan chính quyền nhà nước trong hệ thống bộ máy nhà nước thống nhất. Hội đồng nhân dân thực hiện những nhiệm vụ và sử dụng những quyền hạn theo phân cấp quản lý của chính quyền cấp trên, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương đồng thời phát huy quyền chủ động sáng tạo của địa phương.

Cuối cùng đó là nhiệm vụ quyền hạn trong vấn đề thực hiện đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân Ví dụ như đề ra chính sách phát triển hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã -hay những chính sách như đề ra biện pháp thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; biện pháp thực hiện chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, biện pháp xóa đói, giảm nghèo.

2. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương

Căn cứ theo quy định tại điều 39. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định cụ thể:

1. Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở thành phố trực thuộc trung ương bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Thành phố trực thuộc trung ương có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm năm mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá chín mươi lăm đại biểu;

b) Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh được bầu một trăm linh năm đại biểu.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương. Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

3. Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế – ngân sách, Ban văn hóa – xã hội, Ban đô thị.

Ban của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương gồm có Trưởng ban, không quá hai Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

4. Các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định.

Như vậy dựa trên quy đinhh trên chúng ta thấy chính quyền địa phương theo quy định thì gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định

Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở thành phố trực thuộc Trung ương bầu ra. Đại biểu Hội đồng nhân dân góp phần quan trong vào việc xây dựng và thực hiện chủ trương công tác của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân không chỉ hoạt động hạn chế trong các kỳ họp mà còn có nhiệm vụ và quyền hạn với tư cách là đại biểu của nhân dân địa phương. Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương được tuân theo quy định của pháp luật. Các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương bầu ra trong số các đại biểu của mình tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương. Số Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chính phủ. Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.

Các ban của Hội đồng nhân dân là hình thức tham gia tập thể của đại biểu Hội đồng nhân dân vào việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân và để giúp Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. Các ban được Hội đồng nhân dân thành lập theo nhu cầu công tác. Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban Pháp chế, Ban Kinh tế – ngân sách, Ban Văn hóa – xã hội, Ban Đô thị. Ban của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương gồm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Trưởng ban và các thành viên khác của các ban do Hội đồng nhân bầu ra tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa Hội đồng nhân dân và được lựa chọn trong số các đại biểu có năng lực kiến thức và chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi ban.

Trên đây là thông tin do công ty Luật LVN Group chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định về Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com