Quy định về nội dung, trình tự và mức chi biên soạn giáo trình đại học? Các nội dung chi quản lý nhiệm vụ KH&CN? Một số định mức chi quản lý nhiệm vụ KH&CN?
Hiện nay, nhu cầu tuyển sinh tại các trường đại học đang được mở rộng quy mô, nhiều ngôi trường đại học tiến hành đào tạo nhiều ngành nghề khác nhau. Chính vì vậy, việc xây dựng các chương trình cũng như giáo trình đại học có vai trò cực kỳ quan trọng. Vậy, nội dung, trình tự và mức biên soạn giáo trình đại học được quy định như thế nào? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 76/2018/TT-BTC hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp;
– Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
1. Quy định về nội dung, trình tự và mức chi biên soạn giáo trình đại học
Căn cứ nhiệm vụ được giao hoặc nhu cầu của đơn vị; căn cứ nguồn kinh phí của đơn vị, thủ trưởng đơn vị quyết định việc xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học (bao gồm xây dựng mới, chỉnh sửa, bổ sung) bảo đảm phù hợp với yêu cầu chuyên môn và thực tế hoạt động của đơn vị.
Các đơn vị căn cứ quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước để quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị thành các yêu cầu, nhiệm vụ chuyên môn, nội dung công việc và các mức chi cụ thể theo công lao động cho các thành viên tham gia xây dựng chương trình
2. Khung định mức làm căn cứ xây dựng dự toán nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước
Thứ nhất, dự toán tiền công lao động trực tiếp
Theo 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN quy định về dự toán tiền công lao động
Dự toán tiền công trực tiếp đối với từng chức danh được tính theo công thức và định mức sau:
Tc = Lcs x Hstcn x Snc
Trong đó:
Tc: Dự toán tiền công của chức danh
Lcs: Lương cơ sở do Nhà nước quy định
Hstcn: Hệ số tiền công ngày tính theo lương cơ sở của từng chức danh tính theo Bảng 1 dưới đây
Snc: Số ngày công của từng chức danh
Bảng 1: Hệ số tiền công ngày cho các chức danh thực hiện nhiệm vụ KH&CN
STT |
Chức danh | Hệ số chức danh nghiên cứu (Hcd) | Hệ số lao động khoa học (Hkh) |
Hệ số tiền công theo ngày Hstcn = (Hcd x Hkh)/22 |
1 |
Chủ nhiệm nhiệm vụ |
6,92 |
2,5 |
0,79 |
2 |
Thành viên thực hiện chính; thư ký khoa học |
5,42 |
2,0 |
0,49 |
3 |
Thành viên |
3,66 |
1,5 |
0,25 |
4 |
Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ |
2,86 |
1,2 |
0,16 |
Hệ số tiền công ngày cho các chức danh thực hiện nhiệm vụ KH&CN quy định tại Bảng 1 của Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN là mức hệ số tối đa, áp dụng cho nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia. Căn cứ khả năng, nguồn lực, đặc thù, trình độ hoạt động KH&CN của cơ quan, đơn vị, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, ban hành mức hệ số tiền công ngày cho các chức danh thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở để thực hiện thống nhất trong phạm vi Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, đảm bảo không vượt quá mức quy định tại Bảng 1 Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN. Dự toán tiền công trực tiếp đối với chức danh kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ không quá 20% tổng dự toán tiền công trực tiếp đối với các chức danh quy định tại điểm a, b, c Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN.
Thứ hai, thuê chuyên gia trong nước và ngoài nước phối hợp nghiên cứu
Một, thuê chuyên gia trong nước
Trong trường hợp nhiệm vụ KH&CN có nhu cầu thuê chuyên gia trong nước, tổ chức chủ trì nhiệm vụ KH&CN căn cứ nội dung yêu cầu công việc thuê chuyên gia thực hiện thương thảo mức tiền thuê chuyên gia, thuyết minh rõ cho hội đồng tư vấn đánh giá xem xét, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo hợp đồng khoán việc. Trường hợp thuê chuyên gia trong nước theo ngày công thì mức dự toán thuê chuyên gia trong nước không quá 40.000.000 đồng/người/tháng (22 ngày/1 tháng).
Tổng dự toán kinh phí thực hiện nội dung chi thuê chuyên gia trong nước không quá 30% tổng dự toán kinh phí chi tiền công trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN.
Trong trường hợp đặc biệt, nhiệm vụ KH&CN có dự toán thuê chuyên gia trong nước vượt quá 40.000.000 đồng/người/tháng hoặc tổng dự toán kinh phí thực hiện nội dung chi thuê chuyên gia trong nước vượt quá 30% tổng dự toán kinh phí chi tiền công trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN quy định tại Khoản 1 điều 7 Thông tư này thì:
– Đối với nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước quyết định phê duyệt và chịu trách nhiệm sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ KH&CN.
– Đối với nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp tỉnh: cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước quyết định phê duyệt và chịu trách nhiệm.
Như vậy, theo thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC đã nêu rõ, trường hợp thuê chuyên gia trong nước theo ngày công thì mức dự toán thuê chuyên giá trong nước không quá 40.000.000 đồng/người/tháng. Đây được xem là mức giá phù hợp với thời gian và công sức của các chuyên gia trong quá trình tham gia vào việc xây dựng giáo trình đại học.
Hai, thuê chuyên gia ngoài nước
hiện nay, nhiều vấn đề khoa học công nghê với độ phát triển ngày càng cao đã mang lại nhiều lợi ích cho đất nước ta. Tuy nhiên đối với một số lĩnh vực nguồn nhân lực nước ta chưa thể đáp ứng được nên càn phải thuê chuyên gia ngoài nước. Nhìn chúng theo quy định thì dự toán kinh phí thực hiện nội dung chi thuê chuyên gia ngoài nước không quá 50% tổng dự toán kinh phí chi tiền công trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm về nội dung và mức kinh phí thuê chuyên gia ngoài nước. Ngoài ra trong trường hợp đặc biệt thì tổng dự toán kinh phí thực hiện nội dung chi thuê chuyên gia ngoài nước vượt quá 50% tổng dự toán kinh phí chi tiền công trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN.
Thứ ba, dự toán chi phí mua vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu được xây dựng trên cơ sở thuyết minh dự kiến khối lượng công việc, chế độ, định mức hiện hành (nếu có) và các báo giá liên quan. Những chi phí sẽ được thống kê và lên danh sách trước khi đưa vào thực hiện và báo giá cho cấp trên về chi phí nếu được phê duyệt thì tiến hành thực hiện.
Thứ tư, dự toán chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định được xây dựng trên cơ sở thuyết minh dự kiến khối lượng công việc, chế độ, định mức hiện hành (nếu có) và các báo giá liên quan. Nội dung chi này có mục tiêu, nội dung gắn kết hữu cơ, đồng bộ và được tiến hành trong một thời gian nhất định phù hợp với tiến độ của nhiệm vụ KH&CN; được quản lý theo quy định hiện hành về sửa chữa, mua sắm tài sản hình thành có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
Thứ năm, dự toán chi hội thảo khoa học phục vụ hoạt động nghiên cứu.
Nội dung và định mức chi hội thảo khoa học phục vụ hoạt động nghiên cứu được xây dựng và thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước và Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Ngoài ra, Thông tư này quy định mức xây dựng dự toán chi thù lao tối đa tham gia hội thảo khoa học như sau:
– Người chủ trì: 1.500.000 đồng/buổi hội thảo.
– Thư ký hội thảo: 500.000 đồng/buổi hội thảo.
– Báo cáo viên trình bày tại hội thảo: 2.000.000 đồng/báo cáo.
– Báo cáo khoa học được cơ quan tổ chức hội thảo đặt hàng nhưng không trình bày tại hội thảo: 1.000.000 đồng/báo cáo.
– Thành viên tham gia hội thảo: 200.000 đồng/thành viên/buổi hội thảo.
Thứ sáu, dự toán chi điều tra, khảo sát thu thập số liệu được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.
Thứ bảy, dự toán chi họp hội đồng tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN (nếu có): được xây dựng trên cơ sở số lượng thành viên hội đồng với mức chi không quá 50% mức chi cho hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 9 Thông tư này. Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn định mức cụ thể chi cho việc họp hội đồng tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN.
Thứ tám, dự toán chi quản lý chung nhiệm vụ KH&CN
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước được dự toán các nội dung chi quản lý chung phục vụ nhiệm vụ KH&CN, bao gồm: chi điện, nước, các Khoản chi hành chính phát sinh liên quan đảm bảo triển khai nhiệm vụ KH&CN tại tổ chức chủ trì; chi tiền lương, tiền công phân bổ đối với các hoạt động gián tiếp trong quá trình quản lý nhiệm vụ KH&CN của tổ chức chủ trì.
Dự toán kinh phí quản lý chung nhiệm vụ KH&CN bằng 5% tổng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng.
Thứ chín, các Khoản chi khác được vận dụng theo các quy định quản lý hiện hành của pháp luật như:
Một, chi hoạt động của các Hội đồng tư vấn.
Chi tiền công thực hiện nhiệm vụ của thành viên các Hội đồng tư vấn KH&CN (Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN, Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN và Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN);
Chi tiền công phục vụ họp Hội đồng;
Chi công tác phí của các chuyên gia được mời tham gia công tác tư vấn;
Chi văn phòng phẩm, thông tin liên lạc phục vụ Hội đồng;
Chi thuê dịch vụ KH&CN liên quan đến việc đánh giá của Hội đồng; thuê cơ sở vật chất phục vụ Hội đồng (nếu có).
Hai, chi thuê chuyên gia tư vấn độc lập (nếu có).
Ba, chi thông báo tuyển chọn trên các phương tiện truyền thông.
Tư, chi công tác kiểm tra, đánh giá giữa kỳ; kiểm tra, đánh giá sau khi giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm:
– Chi công tác phí cho đoàn kiểm tra;
– Chi họp hội đồng đánh giá giữa kỳ (trong trường hợp cần thiết cần có Hội đồng đánh giá giữa kỳ).
Năm, chi công tác phí của các chuyên gia được mời tham gia Tổ thẩm định nội dung, tài chính của nhiệm vụ.
Sáu, các Khoản chi khác liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý nhiệm vụ KH&CN
2. Các nội dung chi quản lý nhiệm vụ KH&CN
Thứ nhất, chi hoạt động của các Hội đồng tư vấn.
Chi tiền công thực hiện nhiệm vụ của thành viên các Hội đồng tư vấn KH&CN (Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN, Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN và Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN);
Chi tiền công phục vụ họp Hội đồng;
Chi công tác phí của các chuyên gia được mời tham gia công tác tư vấn;
Chi văn phòng phẩm, thông tin liên lạc phục vụ Hội đồng;
Chi thuê dịch vụ KH&CN liên quan đến việc đánh giá của Hội đồng; thuê cơ sở vật chất phục vụ Hội đồng (nếu có).
Thứ hai, chi thuê chuyên gia tư vấn độc lập (nếu có).
Thứ ba, chi thông báo tuyển chọn trên các phương tiện truyền thông.
Thứ tư, chi công tác kiểm tra, đánh giá giữa kỳ; kiểm tra, đánh giá sau khi giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm:
– Chi công tác phí cho đoàn kiểm tra;
– Chi họp hội đồng đánh giá giữa kỳ (trong trường hợp cần thiết cần có Hội đồng đánh giá giữa kỳ).
Thứ năm, chi công tác phí của các chuyên gia được mời tham gia Tổ thẩm định nội dung, tài chính của nhiệm vụ.
Thứ sáu, các Khoản chi khác liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý nhiệm vụ KH&CN
3. Một số định mức chi quản lý nhiệm vụ KH&CN
3.1. Định mức chi hoạt động của các Hội đồng
Thứ nhất, chi tiền công.
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT | Nội dung công việc | Đơn vị tính | Khung định mức chi tối đa |
1 | Chi tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN | ||
a | Chi họp Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN | Hội đồng | |
Chủ tịch hội đồng |
1.000 |
||
Phó chủ tịch hội đồng; thành viên hội đồng |
800 |
||
Thư ký hành chính |
300 |
||
Đại biểu được mời tham dự |
200 |
||
b | Chi nhận xét đánh giá | 01 phiếu nhận xét đánh giá | |
Nhận xét đánh giá của ủy viên Hội đồng |
300 |
||
Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện trong Hội đồng |
500 |
||
2 | Chi về tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN | ||
a | Chi họp Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN | Hội đồng | |
Chủ tịch hội đồng |
1.500 |
||
Phó chủ tịch hội đồng; thành viên hội đồng |
1.000 |
||
Thư ký hành chính |
300 |
||
Đại biểu được mời tham dự |
200 |
||
b | Chi nhận xét đánh giá | 01 phiếu nhận xét đánh giá | |
Nhận xét đánh giá của ủy viên Hội đồng |
500 |
||
Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện trong Hội đồng |
700 |
||
3 | Chi thẩm định nội dung, tài chính của nhiệm vụ KH&CN | ||
Tổ trưởng tổ thẩm định | Nhiệm vụ |
700 |
|
Thành viên tổ thẩm định | Nhiệm vụ |
500 |
|
Thư ký hành chính | Nhiệm vụ |
300 |
|
Đại biểu được mời tham dự | Nhiệm vụ |
200 |
|
4 | Chi tư vấn đánh giá nghiệm thu chính thức nhiệm vụ KH&CN | ||
a | Chi họp Hội đồng nghiệm thu | Nhiệm vụ | |
Chủ tịch hội đồng |
1.500 |
||
Phó chủ tịch hội đồng; thành viên hội đồng |
1.000 |
||
Thư ký hành chính |
300 |
||
Đại biểu được mời tham dự |
200 |
||
b | Chi nhận xét đánh giá | 01 phiếu nhận xét đánh giá | |
Nhận xét đánh giá của ủy viên Hội đồng |
500 |
||
Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện trong Hội đồng |
700 |
Thứ hai, định mức chi tiền công của các Hội đồng tại điểm a Khoản 1 Điều 9 Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN là định mức tối đa, áp dụng cho nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia. Căn cứ khả năng, nguồn lực, đặc thù, trình độ hoạt động KH&CN của cơ quan, đơn vị, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, ban hành định mức chi tiền công của các Hội đồng của nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở để thực hiện thống nhất trong phạm vi Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, đảm bảo không vượt quá định mức quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 9 Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN
Thứ ba, các nội dung chi khác được xây dựng dự toán trên cơ sở dự kiến khối lượng công việc và các quy định hiện hành của pháp luật.
3.2. Định mức xây dựng dự toán chi thuê chuyên gia tư vấn độc lập.
Trong trường hợp cần thiết (khi các Hội đồng tư vấn khoa học có ý kiến không thống nhất trong việc xem xét lựa chọn nhiệm vụ KH&CN; hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý nhiệm vụ KH&CN thấy cần thiết), cơ quan có thẩm quyền quản lý nhiệm vụ KH&CN có thể thuê chuyên gia tư vấn, đánh giá độc lập.
Tổng mức dự toán chi thuê chuyên gia độc lập được tính tối đa bằng 5 lần mức chi tiền công (bao gồm chi tiền công họp Hội đồng và chi nhận xét, đánh giá) của Chủ tịch Hội đồng tương ứng và do cơ quan có thẩm quyền quản lý nhiệm vụ KH&CN quyết định và chịu trách nhiệm.
3.3. Chi thông báo tuyển chọn trên các phương tiện truyền thông (báo giấy, báo hình, báo điện tử và các phương tiện truyền thông khác): xây dựng dự toán trên cơ sở báo giá của các cơ quan truyền thông lựa chọn đăng tin.
3.4. Dự toán chi công tác kiểm tra, đánh giá giữa kỳ.
– Dự toán chi công tác phí cho đoàn kiểm tra đánh giá giữa kỳ được xây dựng theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí áp dụng cho các cơ quan nhà nước.
– Dự toán chi tiền công cho Hội đồng đánh giá giữa kỳ (trong trường hợp cần thiết có Hội đồng đánh giá giữa kỳ) được áp dụng tối đa bằng 50% mức chi của Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 9 Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN.