Nguyên tắc xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; đăng ký hộ tịch trực tuyến? Những hành vi không được làm? Tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến? Trách nhiệm của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử?
Luật Hộ tịch được ban hành đã đưa ra các quy định cụ thể về việc xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch nhằm mục đích để lưu giữ thông tin hộ tịch cá nhân, bên cạnh đó gia tăng sự kết nối, cung cấp thông tin đầu vào cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Tại Việt Nam, trong những năm qua thì việc xác lập, thu thập, lưu trữ thông tin dữ liệu hộ tịch vẫn cơ bản được tiến hành theo phương pháp truyền thống như là đăng ký và quản lý hộ tịch thông qua hệ thống biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ một cách thủ công, phần lớn vẫn là viết tay, việc ứng dụng công nghệ thông tin mới chỉ dừng ở mức in biểu mẫu hộ tịch từ máy tính. Chính vì thế mà Chính phủ ban hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến. Bài viết dưới đây Luật LVN Group sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc.
LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191
1.Nguyên tắc xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; đăng ký hộ tịch trực tuyến:
Ta nhận thấy, pháp luật đã quy định về việc xây dựng, quản lý, cập nhật, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, Cơ sở dữ liệu khác của Bộ, ngành, địa phương; cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch; đăng ký hộ tịch trực tuyến.
Theo Nghị định số 87/2020/NĐ-CP thì Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử sẽ được xây dựng tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử sẽ được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác cũng như được duy trì hoạt động liên tục, ổn định, thông suốt đáp ứng yêu cầu khai thác và sử dụng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật.
Ngoài ra thì Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được lưu trữ, bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin, các hành vi xâm phạm, để lộ thông tin sẽ bị xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật.
Một nguyên tắc cực kì quan trọng nữa đó là việc xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử sẽ cần phải tuân thủ pháp luật về Hộ tịch cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Những hành vi không được làm:
Theo Điều 5 Nghị định số 87/2020/NĐ-CP quy định về những hành vi không được làm có nội dung như sau:
“1. Cung cấp thông tin không đúng sự thật khi đăng ký hộ tịch trực tuyến.
2. Truy cập trái phép vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; làm sai lệch thông tin, thay đổi, xóa, hủy dữ liệu trái pháp luật trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; khai thác, sử dụng hoặc tiết lộ thông tin từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử không đúng quy định, xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
3. Phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin hoặc cản trở quá trình vận hành, duy trì ổn định, liên tục của Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.”
Nghị định số 87/2020/NĐ-CP được ban hành cũng quy định những hành vi không được làm, cụ thể đó là: Pháp luật nghiêm cấm hành vi cung cấp thông tin không đúng sự thật khi đăng ký hộ tịch trực tuyến. Các chủ thể không được truy cập trái phép vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; làm sai lệch thông tin, thay đổi, xóa, hủy dữ liệu trái pháp luật trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; khai thác, sử dụng hoặc tiết lộ thông tin từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử không đúng quy định, xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Nghiêm cấm hành vi phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin hoặc cản trở quá trình vận hành, duy trì ổn định, liên tục của Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Nếu các chủ thể thực hiện các hành vi cụ thể được nêu trên thì căn cứ theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
3. Tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến:
Theo quy định của Nghị định số 87/2020/NĐ-CP thì các thông tin được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử sẽ bao gồm thông tin hộ tịch của cá nhân và thông tin hộ tịch của cha, mẹ, vợ hoặc chồng của cá nhân khi có sự biến động do kết hôn, thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; nhận cha, mẹ, con; giám hộ; nuôi con nuôi; khai tử; ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Ngoài ra, nghị định quy định, các chủ thể người có yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh để đăng ký tài khoản, xác thực người dùng theo hướng dẫn. Sau khi đăng nhập tài khoản thành công, người có yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến cung cấp thông tin theo biểu mẫu tương tác, đính kèm bản chụp hoặc bản sao điện tử các giấy tờ, tài liệu theo quy định; nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến hoặc bằng cách thức khác theo quy định pháp luật.
Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ, các chủ thể là người có yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến được cấp một mã số hồ sơ thủ tục hành chính để theo dõi, tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ hoặc truy cập để hoàn thiện hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký hộ tịch.
Pháp luật còn quy định các chủ thể là người có yêu cầu đăng ký hộ tịch có trách nhiệm lưu giữ, bảo đảm bí mật mã số hồ sơ thủ tục hành chính.
Ngay trong ngày làm việc, khi nhận được hồ sơ yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến, cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp quy định pháp luật của hồ sơ.
Các chủ thể là người có yêu cầu đăng ký hộ tịch được nhận kết quả đăng ký hộ tịch theo một trong các phương thức: Nhận bản điện tử giấy tờ hộ tịch gửi qua thư điện tử, Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đó; nhận bản điện tử giấy tờ hộ tịch gửi vào thiết bị số, thông qua phương pháp truyền số liệu phù hợp, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin; nhận kết quả là giấy tờ hộ tịch thông qua hệ thống bưu chính; nhận kết quả là giấy tờ hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Trường hợp nhận kết quả qua hệ thống bưu chính thì phải ghi rõ địa chỉ nhận kết quả, lựa chọn hình thức dịch vụ bưu chính chuyển phát có bảo đảm và phải trả phí dịch vụ cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính khi nhận kết quả.
4. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử:
Theo Điều 16 Nghị định số 87/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có nội dung sau đây:
– Các cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm sau:
+ Các cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm bảo đảm cơ sở hạ tầng thông tin, các thiết bị có liên quan để tổ chức vận hành liên tục, ổn định, thông suốt Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
+ Các cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vật lý, môi trường, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có trụ sở cơ quan, khu vực lưu giữ trang thiết bị, dữ liệu phục vụ cho việc vận hành Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
+ Các cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm thực hiện định kỳ rà soát, đề xuất phương án nâng cấp, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ việc khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử phù hợp với nhu cầu thực tế tại từng cơ quan.
– Bộ Tư pháp ngoài trách nhiệm theo quy định nêu cụ thể bên trên còn có trách nhiệm:
+ Bộ Tư pháp có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh mạng, an toàn hệ thống thông tin đối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
+ Bộ Tư pháp có trách nhiệm thực hiện các biện pháp sao lưu, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, có thiết bị dự phòng bảo đảm hệ thống máy tính, mạng, trang thiết bị và phần mềm ứng dụng phục vụ cho Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử hoạt động liên tục, bảo đảm khả năng khôi phục hệ thống, không bị gián đoạn do các sự cố kỹ thuật.
+ Bộ Tư pháp có trách nhiệm ban hành và tổ chức triển khai thực hiện Quy chế khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, bảo đảm việc kết nối, chia sẻ dữ liệu của Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử hiệu quả, đúng quy định pháp luật.
Ngoài ra, các cơ quan đăng lý, quản lý hộ tịch ở địa phương cần sử dụng thống nhất Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm triển khai việc số hóa, quản lý, khai thác dữ liệu hộ tịch từ sổ giấy; chuyển đổi và chuẩn hóa dữ liệu từ các phần mềm đăng ký hộ tịch điện tử của địa phương và cập nhật Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp theo đúng quy định của pháp luật.