Khái quát chung về thoả thuận quốc tế? Quy định về sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế?
Bên cạnh điều ước quốc tế, Việt Nam còn tham gia ký kết hàng loạt văn bản hợp tác quốc tế khác, được gọi chung là các thỏa thuận quốc tế. Ở giai đoạn hiện nay, pháp luật nước ta đã điều chỉnh quy định về việc ký kết và thực hiện loại văn bản hợp tác quốc tế này thông qua Luật Thoả thuận quốc tế. Việc ban hành văn bản pháp luật này đã thực hiện tốt vai trò là cơ sở pháp lý cho việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trên nhiều lĩnh vực đối với nhiều đối tác nước ngoài khác nhau, góp phần không chỉ thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế giữa các cấp, các ngành, các tổ chức của Việt Nam với các đối tác nước ngoài. Bài viết dưới đây Luật LVN Group sẽ giúp người đọc tìm hiểu về thỏa thuận quốc tế và quy định về sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế.
LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191
1. Khái quát chung về thoả thuận quốc tế:
1.1. Thoả thuận quốc tế là gì?
Thoả thuận quốc tế theo quy định của Luật Thoả thuận quốc tế được định nghĩa như sau:
Theo quy định của pháp luật thì thỏa thuận quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với bên ký kết nước ngoài mà không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế.
Ngoài ra, Theo Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế 2007 quy định nội dung sau đây:
Thỏa thuận quốc tế được pháp luật định nghĩa là một bản cam kết bằng văn bản về hợp tác quốc tế được ký kết nhân danh cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với một hoặc nhiều bên ký kết nước ngoài, trừ các nội dung sau đây:
– Trong thoả thuận quốc tế không ký kết nội dung liên quan tới hòa bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia.
– Trong thoả thuận quốc tế không ký kết nội dung liên quan tới quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tương trợ tư pháp.
– Trong thoả thuận quốc tế không ký kết nội dung liên quan tới việc tham gia tổ chức quốc tế liên chính phủ.
– Trong thoả thuận quốc tế không ký kết nội dung liên quan tới vấn đề hỗ trợ phát triển chính thức thuộc quan hệ cấp Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam.
– Trong thoả thuận quốc tế không ký kết nội dung liên quan tới các vấn đề khác thuộc quan hệ cấp Nhà nước hoặc Chính phủ theo quy định của pháp luật.
1.2. Các chủ thể tham gia ký kết thoả thuận quốc tế:
Theo Khoản 3 Điều 2 Luật Thoả thuận quốc tế thì thoả thuận quốc tế có thể được ký kết với cá nhân nước ngoài. Cụ thể:
– Theo quy định mới bên ký kết nước ngoài bao gồm Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài, tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài.
– Theo Điều 3 Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế 2007 không có quy định về cá nhân nước ngoài.
– Bên ký kết Việt Nam bao gồm các chủ thể sau đây:
+ Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
+ Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước.
+ Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
+ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
+ Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và một số các cơ quan khác.
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật thì thỏa thuận quốc tế có thể được ký kết giữa bên ký kết Việt Nam và cá nhân nước ngoài.
1.3. Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế:
Các nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế như sau:
– Một nguyên tắc rất quan trọng, được xuất hiện ở hầu hết trong các văn bản pháp luật đó là việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế sẽ phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lợi ích quốc gia, dân tộc, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tuân thủ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.
– Việc ký kết thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam với quốc gia khác sẽ không được làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế; không được ký kết thỏa thuận quốc tế về các vấn đề phải thực hiện thông qua việc ký kết điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật.
– Nguyên tắc cũng rất quan trọng đó là phải bảo đảm yêu cầu về đối ngoại và hiệu quả của thỏa thuận quốc tế được ký kết, trong phạm vi nguồn kinh phí ngân sách nhà nước được giao hoặc tự chủ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các thỏa thuận quốc tế được ký kết, trong phạm vi nguồn kinh phí ngân sách nhà nước được giao hoặc tự chủ theo quy định thì sẽ cần phải bảo đảm yêu cầu về đối ngoại và đảm bảo hiệu quả của thỏa thuận đó. Đây là một nguyên tắc quan trọng, bởi vì khi các bên ký kết thỏa thuận quốc tế thì thỏa thuận quốc tế cần phải phát huy được vai trò và tác dụng của nó nhằm để đảm bảo quyền lợi của các bên ký kết thỏa thuận quốc tế.
– Việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế sẽ phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan, tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế và tuân thủ trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại Luật Thoả thuận quốc tế.
– Việc ký kết thỏa thuận quốc tế của các cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 2 của Luật Thoả thuận quốc tế sẽ không được ràng buộc trách nhiệm thực hiện của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ hoặc cơ quan, tổ chức Việt Nam không ký kết thỏa thuận quốc tế đó.
– Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới sẽ chỉ ký kết thỏa thuận quốc tế với bên ký kết nước ngoài là chính quyền địa phương cấp tương đương về giao lưu, trao đổi thông tin, kết nghĩa, hợp tác thực hiện quản lý biên giới phù hợp với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Bên ký kết Việt Nam theo quy định của pháp luật sẽ có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận quốc tế được ký kết. Bên cạnh đó bên ký kết Việt Nam cũng sẽ có quyền yêu cầu bên ký kết nước ngoài cũng phải thực hiện thỏa thuận quốc tế đó trên tinh thần hữu nghị, hợp tác.
Như vậy, pháp luật hiện hành đã đưa ra các nguyên tắc cụ thể về việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. Khi các chủ thể tham gia ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế sẽ cần thực hiện và bảo đảm các nguyên tắc được nêu trên để việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế diễn ra thuận lợi, chính xác và bảo đảm quyền lợi cho các bên tham gia.
2. Quy định về sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế:
Theo Điều 33 Luật Thoả thuận quốc tế quy định về sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế có nội dung như sau:
“1. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế thì có thẩm quyền quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế đó.
2. Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế được tiến hành tương tự trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại Luật này.
3. Cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức thông báo cho Bộ Ngoại giao về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế quy định tại các mục 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Chương II của Luật này trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn có hiệu lực.”
Theo quy định của pháp luật thì cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế bao gồm: Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước; Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và một số các cơ quan khác. Theo quy định tại Điều 33 Luật Thoả thuận quốc tế thì các cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế và cũng có thẩm quyền quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế đó.
Luật Thoả thuận quốc tế cũng đã quy định rất chi tiết, cụ thể đối với trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế. Pháp luật quy định đối với trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế sẽ được tiến hành tương tự giống như trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại Luật Thoả thuận quốc tế.
Ngoài ra, các cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức sẽ có trách nhiệm phải thông báo cho Bộ Ngoại giao về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế trong thời hạn pháp luật quy định cụ thể là mười năm ngày kể từ ngày việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn có hiệu lực.
Việc ban hành Luật Thỏa thuận quốc tế đã tạo cơ sở cho việc thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về hội nhập quốc tế cũng như đã góp phần giữ vững ổn định kinh tế – xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Khi thực hiện ký kết các Thoả thuận quốc tế mà phát hiện ra những sai sót, nhầm lẫn hay cần gia hạn, thay đổi các vấn đề trong Thỏe thuận quốc tế đó thì các chủ thể sẽ thực hiện sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật trên thế giới.