Thành viên của sở giao dịch chứng khoán? Điều kiện trở thành thành viên của sở giao dịch chứng khoán? Quyền và nghĩa vụ của thành viên của sở giao dịch chứng khoán Việt Nam?
Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế các thị trường giao dịch chứng khoán tại Việt Nam thời gian qua đang là một kênh đầu tư hiệu quả được các nhà đầu tư tiềm năng săn đón dể tiến hành giao dịch chứng khoán để thu lợi nhuận cao.
Bên cạnh đó một phía khác lại đang mong muốn trở thành viên của sở giao dịch chứng khoán để kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán; Tuy nhiên nhiều đối tượng đang chưa hiểu làm thế nào để trở thành thành viên của sở giao dịch chứng khoán. Đáp ứng nhu cầu đó tại biết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các quy định của pháp luật về thành viên của sở giao dịch chứng khoán.
LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191
1. Thành viên của sở giao dịch chứng khoán:
Sở giao dịch chứng khoán có các thành viên giao dịch chính là các nhà môi giới hưởng hoa hồng hoặc kinh doanh chứng khoán cho chính mình tham gia giao dịch trên sàn hoặc thông qua hệ thống giao dịch đã được điện toán hoá. Công ty chứng khoán là thành viên của sở giao dịch chứng khoán phải đáp ứng các yêu cầu trở thành thành viên của SGDCK và được hưởng các quyền, cũng nhưnghĩa vụ do sơ giao dịch chứng khoán quy định.
Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 điều 47 Luật Chứng khoán 2019 thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam bao gồm: Thành viên giao dịch là công ty chứng khoán được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch và Thành viên giao dịch đặc biệt là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch đặc biệt.
2. Điều kiện trở thành thành viên của sở giao dịch chứng khoán:
Theo Điều 97 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định điều kiện trở thành thành viên giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán như sau:
Một là: Công ty chứng khoán là thành viên bù trừ hoặc thành viên lưu ký có hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung; trường hợp đăng ký trở thành thành viên giao dịch công cụ nợ, công ty chứng khoán là thành viên lưu ký và được cấp phép thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán gồm có: Môi giới chứng khoán; tự doanh chứng khoán; bảo lãnh phát hành chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán.
Thông thường yêu cầu đặt ra là thành viên phải có một số vốn tối thiểu nhất định. Việc quy định các số vốn tối thiểu chủ yếu là nhằm đảm bảo cho thành viên của Sở sẽ có đủ năng lực tài chính thực hiện hoạt động nghiệp vụ bình thường, tạo sự tin tưởng của khách hàng đối với các thành viên.
Hai là: Đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán. Như vậy có thể hiểu về vấn đề này đó là cụ thể như một số tổ chức như công ty chứng khoán để trở thành thành viên của Sở giao dịch đòi hỏi phải có Ban giám đốc và đội ngũ chuyên gia có năng lực, trình độ chuyên môn cao về kinh doanh và có phẩm chất đạo đức tốt, có thể thấy tiêu chí được đưa ra này cũng nhằm để đảm bảo cho hoạt động mua bán chứng khoán ở Sở giao dịch chứng khoán được thực hiện một cách công bằng và lành mạnh.
Ba là, Không trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt theo quy định pháp luật.
3. Quyền và nghĩa vụ của thành viên của sở giao dịch chứng khoán Việt Nam:
Quyền của thành viên của Sở giao dịch chứng khoán được quy định tại Khoản 2 điều 47 Luật Chứng khoán 2019. Cụ thể:
1. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Sử dụng hệ thống giao dịch chứng khoán và các dịch vụ do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con cung cấp;
b) Nhận các thông tin về thị trường giao dịch chứng khoán từ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
c) Đề nghị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam làm trung gian hòa giải khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của thành viên giao dịch;
d) Đề xuất và kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
đ) Quyền khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Nghĩa vụ của thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được quy định tại khoản 3 Luật Chứng khoán 2019. Cụ thể:
a) Chịu sự giám sát của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con đối với hoạt động giao dịch chứng khoán và hoạt động công bố thông tin theo quy định tại quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
b) Công bố thông tin theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
c) Hỗ trợ các thành viên giao dịch khác theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con trong trường hợp cần thiết;
d) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
4. Đăng ký trở thành thành viên của sở giao dịch chứng khoán:
4.1. Điều kiện trở thành thành viên giao dịch:
Để trở thành thành viên của sở giao dịch chứng khoán đầu tiên các chủ thể phải đáp ứng các điều kiện quy định tạị Điều 97 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định điều kiện để trở thành thành viên giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán đặc được trình bày tại phần trên.
4.2. Hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch:
Hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch cần có những tài liệu theo quy đinh tại Điều 98 Nghị định này, bao gồm:
– Giấy đăng ký thành viên (Mẫu số 25 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP).
– Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán.
– Giấy chứng nhận thành viên bù trừ (trường hợp công ty chứng khoán là thành viên bù trừ đăng ký trở thành thành viên giao dịch); hoặc Giấy chứng nhận thành viên lưu ký và Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung (trường hợp công ty chứng khoán không phải là thành viên bù trừ đăng ký trở thành thành viên giao dịch); hoặc Giấy chứng nhận thành viên lưu ký (trường hợp công ty chứng khoán đăng ký trở thành thành viên giao dịch công cụ nợ).
– Bản thuyết minh về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự.
4.3. Trình tự, thủ tục để trở thành thành viên của sở giao dịch chứng khoán:
Trình tự, thủ tục được quy định tại điều 101 Nghị định số 155/2020/NĐ – CP. Cụ thể:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán có văn bản yêu cầu tổ chức đăng ký thành viên hoàn thiện cơ sở vật chất, cài đặt hệ thống, kết nối các phần mềm truyền nhận dữ liệu giao dịch, thử nghiệm giao dịch.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức đăng ký thành viên đạt yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật trên cơ sở kết quả kiểm tra của Sở giao dịch chứng khoán, tổ chức đăng ký thành viên ký kết các hợp đồng cung cấp dịch vụ với Sở giao dịch chứng khoán và đăng ký ngày giao dịch chính thức.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức đăng ký thành viên hoàn tất các yêu cầu để chuẩn bị triển khai giao dịch theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, Sở giao dịch chứng khoán ra quyết định chấp thuận tư cách thành viên và công bố thông tin về thành viên trên phương tiện công bố thông tin của Sở giao dịch chứng khoán.
5. Đình chỉ hoạt động giao dịch và hủy bỏ tư cách của thành viên Sở giao dịch:
Đình chỉ hủy bỏ giao dịch của thành viên:
Sở giao dịch chứng khoán đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch của thành viên trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 105 Nghị định 155/2020/ND – CP như sau:
– Bị đình chỉ hoạt động môi giới hoặc tự doanh chứng khoán; bị đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán;
– Không khắc phục được tình trạng bị kiểm soát, kiểm soát đặc biệt theo quy định pháp luật;
– Không đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán hay điều kiện trở thành thành viên giao dịch đặc biệt và không khắc phục được các điều kiện này sau thời hạn do Sở giao dịch chứng khoán yêu cầu;
– Tạm ngừng hoạt động môi giới chứng khoán hoặc tự doanh chứng khoán và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận thành viên bù trừ mà không có Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung (đối với thành viên giao dịch là thành viên bù trừ);
– Không có Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung hoặc Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung không còn hiệu lực (đối với thành viên giao dịch không bù trừ);
– Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.
Hủy bỏ bắt buộc tư cách thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt:
Điều 106 Nghị định này quy định các trường hợp dưới đây thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt bị hủy bỏ tư cách thành viên bắt buộc, bao gồm:
– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán có thông báo ngừng giao dịch để hủy bỏ tư cách thành viên tự nguyện, thành viên không hoàn thành các nghĩa vụ theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán về việc tự nguyện hủy bỏ tư cách thành viên;
– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán có quyết định chấp thuận tư cách thành viên mà không triển khai hoạt động giao dịch qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán;
– Kết thúc thời hạn đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán, Giấy chứng nhận thành viên lưu ký;
– Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.
Khi kết thúc thời hạn theo quy định trên, Sở giao dịch chứng khoán ra quyết định hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch.