Quy định về thủ tục cấp giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ

Công cụ hỗ trợ là gì? Quy định về thủ tục cấp giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ?

Như chúng ta đã biết nhắc đến cụm từ công cụ hỗ trợ là phần nào đã hiểu được ý khái niệm cũng như đối tượng được nhắc đến. Trong thi hành công vụ  thì công cụ hỗ trợ được sử dụng chủ yếu là Bộ Công an và Bộ Quốc phòng; đặc biệt là đối với công an đó là bảo vệ an ninh trật tự, truy bắt tội phạm trong nước còn đối với Bộ quốc phòng thì phạm vi sẽ rộng hơn. Vậy trong trường hợp công cụ hỗ trợ hỏng thì sẽ được xử lý như thế nào?

LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

1. Công cụ hỗ trợ gì?

Công cụ hỗ trợ được hiểu là vật dụng dùng để hỗ trợ con người trong các hoạt động thường ngày với nhiều mục đích, chức năng khác nhau trong mọi lĩnh vực bằng thực tế mà chúng ta có thể nhìn thấy. Tuy nhiên nhìn dưới góc độ pháp lý thì công cụ hỗ trợ sẽ được chia ra nhiều lĩnh vực và có khái niệm khác nhau, mục đích sử dụng khác nhau.

Căn cứ vào khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đã quy định “công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp.”. 

Theo đó, những công cụ hỗ trợ này được chia ra thành nhiều loại khác nhau bao gồm:

+ Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;

+ Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

+ Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;

+ Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;

+ Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

+ Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ.

Từ nội dung điều luật này có thể cho thấy, công cụ hỗ trợ trong bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự xã hội được sử dụng hỗ trợ cho cá nhân là người thi hành công vụ, ngăn chặn những hành vi xấu nhất tác động trực tiếp ảnh hưởng đến con người. Trong thực tế những hoạt động diễn ra hàng ngày chúng ta nhận thấy được những công cuuj này như đội cảnh sát giao thông, cơ động hoạt động trong lĩnh vực giao thông đường bộ thường sẽ kèm theo Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại. Trong điều tra hình sự thì sẽ được dùng đến bình xịt hơi cay khi truy bắt tội phạm có tính chất nguujy hiểm dùng để khống chế,….

Tùy thuộc vào mỗi công cuu thể áp dụng công dụng của nó vào những hoạt động diễn ra. Không thể sử dụng công cụ này hỗ trợ cho những hoạt động khác không liên quan và khi sử dụng công cụ thì cũng được lệnh sử dụng và phải bảo đảm an toàn tình mạng cho người dùng và người bị áp dụng sử dụng công cụ hỗ trợ đó. Không được lạm dụng chức vụ, quyền hạnđể sử dụng một cách quá đáng, trái với pháp luật.

Vậy đối tượng được pháp luật quy định có thể được sử dụng công cụ hỗ trợ được quy định đối với những người được giao công cụ khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và được sử dụng trong trường hợp sau đây:

+ Các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự được quy định tại Điều 23.

+ Ngăn chặn, giải tán biểu tình bất hợp pháp, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

+ Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;

+ Ngăn chặn, giải tán việc gây rối, chống phá, không phục tùng mệnh lệnh của người thi hành công vụ, làm mất an ninh, an toàn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy;

+ Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy, đối tượng được phép sử dụng công cụ hỗ trợ theo pháp luật nêu rên thuộc vào nhóm cơ quan, cá nhân thi hành công vụ như công an, an ninh trật tự,…dùng trong các trường hợp dẹp trật tự an ninh, truy bắt tội phạm, trông trại giam, các trường hợp có bạo loạn xảy ra,….tức là có chung một mục đích đó là bảo vệ an ninh.

Người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng công cụ hỗ trợ đã tuân thủ quy định. Tức là những trường hơp dùng vông cụ hỗ trợ nêu trên đều thuộc phạm vi mà cơ quan có thẩm quyền cấp phép nên trong khi thi hành công vụ có sử dụng công cụ có bị tiệt hại như hư hỏng thì sẽ tuyệt đối không phải tự mình chịu trách nhiệm.

Trường hợp sử dụng công cụ hỗ trợ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng công cụ hỗ trợ để xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, căn cứ vào nội dung trên có thể thấy công cụ hỗ trợ là phương tiện, đồ dùng, vật nuôi hỗ trợ các cơ quan, cá nhân có chức năng bảo vệ an ninh, trật tự quốc phòng. Phải tuân thủ theo quy định về những đối tượng được phép sử dụng, những công cụ được sử dụng và đặc biệt không lạm dụng chức vụ để sử dụng trái với pháp luật.

2. Quy định về thủ tục cấp giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ?

Tại Điều 52 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đã quy định về việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ là trách nhiệm do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện và phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:

+ Đơn vị, tổ chức, cá nhân là người thực hiện việc sử chữa công cụ hỗ trợ sẽ tiến hành khi được Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao trách nhiệm sửa chữa công cụ hỗ trợ.

+ Trong hoạt động sửa chữa công cụ hỗ trợ phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường bởi lẽ theo nội dung trong luật thì những công cụ hỗ trợ là những thứ có nguy hiểm cao nếu như không biết sử dụng, trong quá trình sửa chữa buộc người sửa chữa phải lưu ý để tránh trường hợp gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

+ Có đủ phương tiện, thiết bị đo lường phù hợp để kiểm tra, giám sát các thông số kỹ thuật và phục vụ công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất cũng như áp dụng trong quá trình sửa chữa tức là kiểm tra được lỗi của công cụ để sửa chữa. Xây dựng công trình sửa chữa thích hợp để đưa ra thử nghiệm riêng biệt, an toàn theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

+ Chủng loại sản phẩm phải bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; sản phẩm công cụ hỗ trợ phải có nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng;

+ Người quản lý, người lao động, người phục vụ có liên quan đến sản xuất công cụ hỗ trợ phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy và chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến sản xuất công cụ hỗ trợ.

Từ đó có thể thấy, bất cứ công cụ nào được sản xuất đưa vào sử dụng đều sẽ có những hao mòn, hư hỏng có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy. Chính vì vậy trong quá trình sử dụng cần được bảo trì, sửa chữa công cụ hỗ trợ đó phòng tránh những trường hợp không thể sử dụng trong quá trình thi hành.

Vậy, khi tiến hành sửa chữa công cụ hỗ trợ thì đơ vị, cá nhân trực tiếp sử chữa phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ theo trình tự thủ tục theo Điều 60 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như sau:

Thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, quy định về trình tự thực hiện như sau:

+ Đơn vị, cá nhân trực tiếp thực hiện hoạc được giao sửa chữa công cụ hỗ trợ lập hồ sư đề nghị sửa chữa cho cơ quan. Hồ sơ đề nghị bao gồm:

+ Văn bản đề nghị nêu rõ số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ cần sửa chữa, nơi sửa chữa, thời gian sửa chữa;

+ Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;

+ Số lượng hồ sơ:  Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;

+ Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Toàn bộ thủ tục cấp Giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Như vậy, trong sử dụng công cụ hỗ trợ được hai đối tượng sử dụng chủ yếu là Bộ Công an và Bộ quốc phòng. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng có hao mòn, thiệt hại,hư hong cần sửa chữa thì sẽ căn cứ vào xem công cụ đó hỗ trợ cho đối tượng nào, và cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép sửa chữa để tiến hành thủ tục lập hồ sơ đề nghị sửa chữa.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com