Quy định về tình tiết tăng nặng xúi giục người chưa thành niên phạm tội

Quy định về tình tiết tăng nặng xúi giục người chưa thành niên phạm tội? Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?

Theo thống kê hiện nay thì tỷ lệ người dưới 18 tuổi phạm tội đang có xu hướng gia tăng. Bởi lẽ, các bạn còn quá nhỏ để nhận thức được hình vi của mình là sai trái với pháp luật, từ đó dễ bị bạn bè hoặc người khác lôi kéo, rủ rê mà đi vào con đường tệ nạn xã hội. Vậy, quy định về tình tiết tăng nặng xúi giục người chưa thành niên phạm tội

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;

– Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

1. Quy định về tình tiết tăng nặng xúi giục người chưa thành niên phạm tội

Hiện nay theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định hành vi “Xúi giục người chưa thành niên phạm tội” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Theo đó, Điều 90 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này”. Trong Chương XII BLHS “Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” không có quy định nào loại trừ việc áp dụng các tình tiết tăng nặng quy định tại Khoản 1 Điều 52 BLHS nói chung và tình tiết “xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội” quy định tại Điểm o Khoản 1 Điều này nói riêng. Tại Điểm o Khoản 1 Điều 52 BLHS chỉ quy định “xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội, chứ cũng không quy định người xúi giục phải là người đã đủ 18 tuổi. Vì vậy, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội mà có hành vi xúi giục người dưới 18 tuổi khác phạm tội, thì khi xét xử Tòa án phải áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội” quy định tại Điểm o Khoản 1 Điều 52 BLHS.

Người dưới 18 tuổi là những đối tượng đang trong độ tuổi chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần, chưa có thể tự ý thức được hành vi của mình đối với những tình huống đang xảy ra và không biết được đó là hành vi nguy hiểm đối với bản thân của mình. Do đó, việc dễ bị lôi kéo, xúi giục là hành vi không thể tránh khỏi. Ở những độ tuổi này các đối tượng thường bị cám dỗ bởi những thứ kích thích như tiền, thức ăn hoặc điều kiện nào đó. Chính vì vậy để bảo vệ những đối tượng này pháp luật nước ta phải quy định hành vi xúi giục người khác cụ thể lầ người chưa thành niên phạm tội là một tình tiết tăng nặng được quy định trong bộ luật hình sự.

Hiện nay, có nhiều quan điểm cho rằng việc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người xúi giục người chưa thành niên phạm tội như sau:

Thứ nhất, tình tiết tăng nặng được quy định tại điểm o, khoản 1, Điều 52 của Bộ luật hình sự được áp dụng đối với những chủ thể phạm tội, không giới hạn độ tuổi, tức là kể cả người chưa đủ 18 tuổi. Bởi tại quy định này, tình tiết tăng nặng không nêu rõ đây là tình tiết chỉ áp dụng đối với những người đã đủ 18 tuổi phạm tội xúi giục. Vì vậy, nếu trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử theo tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm o khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự.

Thứ hai, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự về xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội không được áp dụng với người phạm tội là chưa đủ 18 tuổi. Bởi vì một số lý do nếu theo quy định tại Điều 90 của Bộ luật hình sự thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định khi có căn cứ cho rằng cần thiết và căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm hoặc việc giáo dục tại trường giáo dưỡng không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa. Vì vậy, nếu trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi thì sẽ không bị áp dụng tình tiết tăng nặng nếu không thuộc những trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Những quy định liên quan đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Thứ nhất, nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

– Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội, biết nhận thức được hành vi vi phạm của mình là nguy hiểm cho xã hội từ đó có những hành vi, ứng xử phù hợp với tình hình thực tế.

– Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Cụ thể, độ tuổi chịu trách nhiệm của người dưới 18 tuổi sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của họ, tùy theo từng tội danh mà sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo từng tội danh hoặc được áp dụng biện pháp giáo dưỡng tại trường, địa phương…

– Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương XIII của Bộ luật hình sự.

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật hình sự. về các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏa của người khác, Tội hiếp dâm, Tội cướp giật tài sản…

+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại Khoản 2 Điều 12 của Bộ luật hình sự, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật hình sự như tội giết người, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏa của người khác, Tội hiếp dâm, Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi…

+ Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.

– Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc Điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

– Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương XIII Bộ luật hình sự không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.

– Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

– Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.

– Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.

Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

– Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Thứ hai, giáo dục tại xã, phường, thị trấn

+ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự.

+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự.

– Người được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức giám sát, giáo dục phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

+ Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về học tập, lao động;

+ Chịu sự giám sát, giáo dục của gia đình, xã, phường, thị trấn;

+ Không đi khỏi nơi cư trú khi không được phép;

+ Các nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 93 của Bộ luật hình sự;

– Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã chấp hành một phần hai thời hạn và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, Cơ quan đã áp dụng biện pháp này có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Thứ ba, các hình phạt áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội

Người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:

Một, cảnh cáo: Đây là hình phạt được xem là nhẹ nhất trong các loại hình phạt. Thông thường hình phạt này được áp dụng đối với những hành vi phạm tội với mức độ nhẹ, không gây nguy hiểm hoặc nguy hiểm không nghiêm trọng cho xã hội.

Hai, phạt tiền

Đây là hình phạt được xem nhẹ đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đối với những hành vi vi phạm với mức độ nghiêm trọng cho xã hội ít nghiêm trọng. Hình phạt này chỉ được áp dụng đối với người  từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng và với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.

Ba, cải tạo không giam giữ

Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với trường hợp người phạm tội là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và phạm tội đối với những tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng như tội giết người, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi…

Và đối tượng chịu hình phạt này là người dưới 18 tuổi nên sẽ không bị khấu trừ thu nhập của người đó vì khả năng không tạo ra kinh tế và nếu có thì đây là chính là tính nhân đạo của pháp luật nước ta. Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.

Tư, tù có thời hạn.

Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

  • Pháp luật nước ta quy định đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội nếu chế tài áp dụng đối với tội đó là hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù. Trường hợp tù thời hạn thì mức phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
  • Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù. Nếu là tù thời hạn thì mức hình phạt được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật LVN Group về quy định về tình tiết tăng nặng xúi giục người chưa thành niên phạm tội. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com