Quy định về việc liên doanh với công ty nước ngoài. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Quy định về việc liên doanh với công ty nước ngoài. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào. Em muốn hỏi về quy định của nhà nước về thiết lập liên doanh giữa 1 công ty Thái Lan và 1 công ty Việt Nam. Những điều em muốn biết, thứ nhất là phía công ty bên Thái sẽ phải đóng góp tối thiểu bao nhiêu tiền vào vốn chung, yêu cầu vốn tối thiểu theo quy định pháp luật, mỗi tháng có phải chịu mức góp vốn bắt buộc nào nữa không? Ngoài ra thì quá trình làm giấy tờ mất khoảng bao lâu và tổng chi phí cho việc làm giấy tờ là bao nhiêu? Thứ hai là với hình thức liên doanh (công ty bên Thái chủ yếu góp vốn và cung cấp sản phẩm thiết bị trong xây dựng như ống luồn dây điện, mối nối, công tắc, ổ cắm, cầu dao, bóng đèn) thì công ty bên Thái phải chịu mức thuế như thế nào? Do hiện tại em đang ở Thái nên liên lạc với em qua email sẽ tiện hơn. Mong sớm nhận được phản hồi từ phía Luật LVN Group. Em chân thành cảm ơn.
LVN Group tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật đầu tư 2014
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
Thông tư 78/2014/TT-BTC
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Điều 23 Luật đầu tư 2014 quy định về hoạt động của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
“1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.
2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.”
Như vậy, theo quy định, nếu người nước ngoài có phần vốn góp từ 51% trở lên thì được coi là nhà đầu tư nước ngoài, lúc này bạn phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Thời gian thực hiện thủ tục này là 15 ngày làm việc.
Sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bạn thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 03 ngày làm việc.
Việc góp vốn của hai bên do hai bên tự thỏa thuận, không có quy định về việc góp bao nhiêu vốn, nếu trong quá trình hoạt động, một trong hai bên tiếp tục góp vốn thì thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ của công ty.
Căn cứ Điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định thu nhập chịu thuế gồm:
“1. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.”
Cách xác định thu nhập chịu thuế thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua tổng đài: 1900.0191
“1. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
2. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác”
Khoản 6 điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định các thu nhập được miễn thuế gồm:
“Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ví dụ 11: Doanh nghiệp B nhận vốn góp của doanh nghiệp A. Thu nhập trước thuế tương ứng với phần vốn góp của doanh nghiệp A trong doanh nghiệp B là 100 triệu đồng.
– Trường hợp 1: Doanh nghiệp B không được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và doanh nghiệp B đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả khoản thu nhập của doanh nghiệp A nhận được thì thu nhập mà doanh nghiệp A nhận được từ hoạt động góp vốn là 78 triệu đồng [(100 triệu – (100 triệu x 22%)], doanh nghiệp A được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 78 triệu đồng này.
– Trường hợp 2: Doanh nghiệp B được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và doanh nghiệp B đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả khoản thu nhập của doanh nghiệp A nhận được theo số thuế thu nhập được giảm thì thu nhập mà doanh nghiệp A nhận được từ hoạt động góp vốn là 89 triệu đồng [100 triệu – (100 triệu x 22% x 50%)], doanh nghiệp A được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 89 triệu đồng này.
– Trường hợp 3: Doanh nghiệp B được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì thu nhập mà doanh nghiệp A nhận được từ hoạt động góp vốn là 100 triệu đồng, doanh nghiệp A được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 100 triệu đồng này.”