Quy định về xử lý vi phạm đối với người yêu cầu công chứng

Người yêu cầu công chứng là? Quy định về xử lý vi phạm đối với người yêu cầu công chứng? Người yêu cầu công chứng cần thực hiện thủ tục như thế nào là hợp lệ?

Hiện nay chúng ta đã rất quen thuộc với những thủ tục hành chính phải nhờ tới những giấy tờ pháp luật quy định phải công chứng. Theo đó người yêu cầu công chứng phải thực hiện theo đúng trình tự thủ tục tiến hành công chứng tại văn phòng công chứng. Nếu có những hành vi công chứng giấy tờ giả, khai thông tin công chứng sai…Thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vậy cụ thể pháp luật Quy định về xử lý vi phạm đối với người yêu cầu công chứng như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.

Cơ sở pháp lý: Luật công chứng 2018

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

1. Người yêu cầu công chứng là?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 2 Luật công chứng 2018 có nêu khái niệm cụ thể như sau:

” 3. Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này.”

Như vậy có thể thấy rằng người yêu cầu công chứng là những người có nhu cầu muốn cơ quan thẩm quyền tiến hành công chứng các loại giấy tờ để  hạn chế rủi ro pháp lý cũng như những tranh chấp sau quá trình giao dịch và

Đối với các giao dịch bắt buộc phải công chứng nhưng bên không thực hiện công chứng, hợp đồng đó được coi là vô hiệu và không có giá trị pháp lý. Thông thường, các giao dịch liên quan đến bất động sản như mua bán, tặng cho, thế chấp, góp vốn… đều phải công chứng.

Việc công chứng không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà trên phương diện kinh tế, còn giúp các bên hạn chế được những rủi ro từ những hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng và công chứng trong những trường hợp có các giao dịch bắt buộc phải công chứng nhưng bên không thực hiện công chứng, hợp đồng đó được coi là vô hiệu và không có giá trị pháp lý. Trên thực tế có thể thấy các giao dịch liên quan đến bất động sản như mua bán, tặng cho, thế chấp, góp vốn… đều phải công chứng. Thủ tục công chứng giấy tờ theo quy định của pháp luật không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà trên phương diện kinh tế, còn giúp các bên hạn chế được những rủi ro từ những hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng.

2. Quy định về xử lý vi phạm đối với người yêu cầu công chứng

Căn cứ theo quy định tại điều 75. Xử lý vi phạm đối với người yêu cầu công chứng Luật công chứng 2018 quy định cụ thể:

Người yêu cầu công chứng có hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo, sửa chữa, tẩy xóa giấy tờ, văn bản trái pháp luật hoặc có hành vi gian dối khác khi yêu cầu công chứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy căn cứ theo quy định này thì khi người nào đó yêu cầu công chứng mà khai báo thông tin sai sự thật về các loại giấy tờ ví dụ như công chứng bằng giả, CMND giả  hay các loại giấy tờ khác nhằm mục đích thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý về hành chính 9theo quy định, cụ thể như

Xử lý về hành chính đối với vi phạm trong công chứng của người yêu cầu công chứng cụ thể như:

– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch;

+ Sử dụng giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung để được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.

–  Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Gian dối, không trung thực khi làm chứng hoặc phiên dịch;

+ Dịch không chính xác, không phù hợp với giấy tờ, văn bản cần dịch.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người yêu cầu công chứng; giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch để công chứng hợp đồng, giao dịch; giả mạo chữ ký của người yêu cầu công chứng;

+ Yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch giả tạo;

+ Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để công chứng hợp đồng, giao dịch;

+ Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để công chứng bản dịch;

+ Cản trở hoạt động công chứng.

Như vậy có thể thấy pháp luật đề ra những trường hợp sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật với mức phạt đối với những hành vi như trên, tùy theo tính chất của hành vi và mức độ vi phạm mà quyết định mức phạt phù hợp nhất, mức phạt có thể từ 7000.000 đồng tới 30.000.000 đồng.

Ngoài ra còn các biện pháp xử phạt bổ sung như Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung và các biện pháp khắc phục hậu quả khác theo quy định của pháp luật. Chúng tôi cho rằng mức phạt này là hoàn toàn hợp lý bởi đây là hình thức răn đe đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công chứng. Bên cạnh đó còn có thể bị xử lý về hình sự đối với vi phạm trong công chứng của người yêu cầu công chứng theo quy định của bộ luật hình sự 2015.

3. Người yêu cầu công chứng cần thực hiện thủ tục như thế nào là hợp lệ

3.1. Hồ sơ yêu cầu công chứng

Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

– Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có các thông tin sau:

+ Họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng,.

+ Nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo;

+ Tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

– Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

Lưu ý, Bản sao quy định nêu trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

Như vậy, trên đây chúng tôi đã đưa ra quy định về hồ sơ công chứng theo quy định của pháp luật để có thể tiến hành hợp pháp thì những loại hồ sơ công chứng này phải chính xác và thông tin đầy đủ về giấy tờ này.

3.2. Trình tự thực hiện

Bước 1

Nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng;

Bước 2

Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng;

Bước 3

– Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch

– Công chứng viên giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch;

Bước 4: 

Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định Trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng;

Bước 5:  Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch

+ Nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa.

+ Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng;

Bước 6: 

– Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng

– Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

– Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng nêu trên để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng. Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Thời hạn giải quyết: 

Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Như vậy, có thể thấy trên đây là những bước mà người yêu cầu công chứng phải thực hiện theo trình tự để có thể tiên hành thực hiện thủ tục hợp pháp theo quy định của Luật công chứng. Qua bài viết chung tôi cung cấp thông tin cho bạn đọc về nội dung ” Quy định về xử lý vi phạm đối với người yêu cầu công chứng và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com