Quy luật là gì? Quy luật có thể hiểu theo cách thông thường và đơn giản nhất đó chính là những hiện tượng có tính logic, trật tự và lặp đi lặp lại trong cuộc sống hằng ngày. Đặc điểm của quy luật? Phân loại của quy luật?
Trong cuộc sống thường ngày, khi mọi thứ đều hình thành và diễn ra muôn màu muôn vẻ thì phía sau nó cũng đã và đang tồn tại một trật tự nhất định mà nó sẽ được lặp đi lặp lại. Việc lặp đi lặp lặp lại này cũng giống như con người vậy, mỗi người sẽ trải qua sinh, lão, bệnh, tử đó là một quy luật mà không ai có thể bỏ qua một giai đoạn nào. Mọi thứ trên thế giới này đều đang âm thầm được sắp đặt theo một quy luật nhất định. Vậy quy luật là gì? Định nghĩa, đặc điểm và phân loại quy luật?
LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191
1. Quy luật là gì?
Trong thực tiến cuộc sống, hay trong quá trình học của các môn khao học thì thuật ngữ “quy luật” không phải là thuật ngữ xã lạ đối với chúng ta. Khi chúng ta học triết học Mác – Lênin thì định nghĩa quy luật là gì và việc phân loại quy luật chúng ta càng cần phải nắm chắc.
Quy luật có thể hiểu theo cách thông thường và đơn giản nhất đó chính là những hiện tượng có tính logic, trật tự và lặp đi lặp lại trong cuộc sống hằng ngày. Nó đã trở thành một vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại và không dừng lại hay bỏ qua bước nào. Ví dụ: như việc nước dưới mặt hồ bốc hơi, ngưng tự thành mấy sau một thời gian tích lũy đủ sẽ thành những hạt mưa quay lại mặt hồ.
Còn quy luật được xác định dưới góc nhìn của triết học thì nó lại là sản phẩm của hoạt động tư duy khoa học. Quy luật sẽ phản ánh sự liên hệ của các sự vật và tính tổng thể của chúng. Việc này có thể hiểu là những sự việc, hiện tượng trong cuộc sống, và dưới tư duy, nhận thức của con người, mà nó được đúc kết thành những quy luật cụ thể.
Còn đối với góc nhìn của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thì tính khách quan luôn luôn có trong quy luật. Điều này có nghĩa là quy luật sẽ luôn tồn tại trong thực tiễn, diễn ra hằng ngày dù không có sự nhận thức, phản ánh của tư duy con người. Nó có thể hiểu như ví dụ đầu tiên tác giả đưa ra về sinh lão bệnh tử của con người, mặc dù con người biết trước được quy luật đó những không thể nào tác động đến để tạo ra hay làm biến mất các quy luật mà chỉ có thể nhận thức, chấp nhận và vận dụng chúng trong cuộc sống thực tiễn.
Đối với chủ nghĩa duy tâm thì lại quan niệm sự phản ảnh của tư duy não bộ mỗi người là quy luật. Cũng chính vì thế mà theo quan niệm này quy luật lại luôn mang theo sự đánh giá, quan điểm các nhân, vì vậy, quy luật không thể có tính khách quan.
Trê đây mà một số nhận định về quy luật những trong thực tiễn ngày nay thì đa phần mọi người nhìn nhận quy luật là những hiện tượng lặp đi lặp lại và mang tính khách quan.
2. Định nghĩa của quy luật:
Một mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các đối tượng, giữa các nhân tố tạo thành đối tượng, giữa các sự vật, hiện tượng, hay thậm chí là giữa các thuộc tính của của các sự vật cũng như giữa các thuộc tính của cùng một sự vật, hiện tượng được biết đến là nội dung của định nghĩa quy luật dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Ở đây thì mọi quy luật đều được nhận định là mang trong mình tính khách quan.
Trong khao học đã phản ánh quy luật một cách khách quan đó chính là những sự cấu tạo thuần túy của tư tưởng. Khoa học phát hiện ra thì ở đây quy luật được nhận đính chính là sự phản ánh những quy luật hiện thực của thế giới khách quan và của tư duy.
Từ trước đến nay thì chủ nghĩa duy vật và duy tâm luôn luôn diễn ra cuộc đấu tranh khi giải đáp bất cứ một hiện tượng nào thì hai chủ nghĩa này cũng có những ý kiến đói lập nhau ngay cả khi giải đáp câu hỏi quy luật là gì.
Trong khi các nhà triết học duy vật nhận định sự tồn tại khách quan của quy luật thì các nhà triết học duy tâm luôn phủ nhận sự tồn tại khách quan của quy luật thể hiện sự đối lập trong nhận thức và tư duy của 2 chủ nghĩa. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là một triết học về khoa học, lịch sử và tự nhiên được phát triển ở châu Âu. Một triết học duy vật, nhấn mạnh tầm quan trọng của các điều kiện trong thế giới hiện thực và sự hiện diện của các mâu thuẫn bên trong sự vật, trong mối quan hệ nhưng không giới hạn với các tương tác giai cấp, lao động và kinh tế xã hội.
Điều này trái ngược với phép biện chứng Hegel theo chủ nghĩa duy tâm, vốn nhấn mạnh nhận xét rằng các mâu thuẫn trong các hiện tượng vật chất có thể được giải quyết bằng cách phân tích chúng và tổng hợp một giải pháp trong khi vẫn giữ nguyên bản chất của chúng. Marx cho rằng giải pháp hữu hiệu nhất cho những vấn đề do các hiện tượng mâu thuẫn nói trên gây ra là giải quyết và sắp xếp lại các hệ thống tổ chức xã hội từ gốc rễ của các vấn đề.
3. Đặc điểm của quy luật:
Trong thực tiễn thì quy luật được biết đến là có những đặc điểm về tính khách qua đương nhiên và tính ổn định trong mỗi quy luật và nó được hiểu như sau:
– Thứ nhất, tính khách quan và đương nhiên:
Như đã biết thì sự tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí, tư duy của con người đó chính là một trong những đặc điểm cơ bản và không thiếu được của quy luật.
Đồng thời thì các quy luật được nêu ra sẽ là sự phản ánh của nhận thức, tư duy của con người đối với thế giới khách quan bên ngoài.
– Thứ hai, tính ổn định:
Quy luật phản ánh mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến thì nó được nhận định thông qua đặc điểm về việc mang tính ổn định của nó. Bên cạnh đó thì quy mang tính ổn định được xác định là sự lặp đi lặp lại giữa các yếu tố, thuộc tính trong cùng một sự vật, hiện tượng xác định hoặc giữa các sự vật với nhau.
4. Phân loại của quy luật:
Như đã khẳng định thì các quy luật trên thực tiễn hết sức đa dạng, muôn vẻ. Quy luật được nhận định là khác nhau về phạm vi bao quát, về tính chất, vai trò và cả về mức độ phổ biến của chúng đối với với quá trình vận động và phát triển của sự vật.
Chính vì thế, đối với mỗi mục đích của con người trong thực tiễn thì sẽ áp dụng quy luật khác nhau để nhận thức và vận dụng có hiệu quả các quy luật khác nhau dó đó việc phân loại quy luật là vô cùng cần thiết. Căn cứ để phân loại quy luật sẽ dựa trên tính phổ biến của quy luật và cần cứ dựa trên những lĩnh vực mà quy luật tác động đến.
– Thứ nhất, Căn cứ vào trình độ tính phổ biến, các quy luật có thể được chia thành: các quy luật riêng, các quy luật chung, những quy luật phổ biến.
+ Các quy luật riêng: được biết đến là quy luật sẽ thể hiện những mối liên hệ đặc trưng cho một phạm vi nhất định những hiện tượng cùng loại.
+ Các quy luật chung: được biết đến là những quy luật tác động trong phạm vi rộng hơn quy luật riêng, tác động trong nhiều loại sự vật, hiện tượng khác nhau.
+ Những quy luật phổ biến: Đây là những quy luật tác động trong tất cả các lĩnh vực như: từ tự nhiên, xã hội cho đến tư duy. Đây chính là những quy luật phép biện chứng duy vật nghiên cứu.
– Thứ hai, Căn cứ vào lĩnh vực tác động, các quy luật được chia thành ba nhóm lớn sau: quy luật tự nhiên, quy luật xã hội, quy luật của tư duy.
+ Quy luật tự nhiên: là những quy luật nảy sinh, tác động không cần có sự tham gia của con người, mặc dù một số quy luật tự nhiên cũng tồn tại trong con người.
+ Quy luật xã hội: là những quy luật hoạt động của chính con người trong các quan hệ xã hội. Những quy luật đó không thể nảy sinh và tác động ngoài hoạt động có ý thức của con người. Mặc dù vậy, quy luật xã hội vẫn mang tính khách quan.
Mặc dù liên quan con người, nhưng con người không thể sáng tạo ra hay hủy bỏ các quy luật xã hội. Do đó, các quy luật xã hội vẫn mang tính khách quan.
+ Quy luật của tư duy: là những quy luật nói lên mối liên hệ nội tại của những khái niệm, phạm trù, những phán đoán. Nhờ đó, trong tư tưởng của con người hình thành tri thức nào đó về sự vật.
Đối với phép biện chứng duy vật thì các quy luật cơ bản của phép này sẽ phản ánh sự vận động, phát triển dưới những phương diện cơ bản nhất. Đồng thời thì quy luật sẽ chuyển hóa từ những thay đổi về chất thành những thay đổi về lượng và ngược lại cho biết phương thức của sự vận động, phát triển. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập cho biết nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Bên cạnh đó quy luật phủ định của phủ định cho biết khuynh hướng của sự phát triển của nó.