Quy trình giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước

Theo quy định tại Điều 22 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP và quy định chi tiết tại các điều 7, 8 Thông tư số 158/2013/TT-BTC.

Quy trình giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nướcQuy trình giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nướcTóm tắt câu hỏi:

Chào LVN Group. LVN Group cho tôi biết quy trình giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước? Tôi xin cảm ơn!

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 

Theo quy định tại Điều 22 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP và quy định chi tiết tại các điều 7, 8  Thông tư số 158/2013/TT-BTC, quy trình giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước được thực hiện như sau:

– Đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ:

+ Việc giám sát thường xuyên theo các báo cáo định kỳ của Người đại diện. Chủ sở hữu quy định bằng văn bản về vai trò, trách nhiệm, phân cấp, phân quyền, cơ chế báo cáo, phản hồi của Người đại diện; cơ chế phối hợp giữa đơn vị được cử là đầu mối tổng hợp kết quả giám sát với Người đại diện.

+ Định kỳ 6 tháng, hàng năm, Người đại diện lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP và  Biểu 01 –  Mẫu số 03 ban hành kèm theo  Thông tư số 158/2013/TT-BTC.

+ Căn cứ báo cáo giám sát tài chính của Người đại diện, chủ sở hữu lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính theo Biểu 03 – Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 158/2013/TT-BTC, trong đó tổng hợp kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc trách nhiệm quản lý.

Hội đồng thành viên SCIC chịu trách nhiệm lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ tỷ lệ trên 50% vốn điều lệ do SCIC tiếp nhận từ Bộ quản lý ngành và Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh đến thời điểm báo cáo.

Quy trình giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nướcQuy trình giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191       

+ Trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu hoạt động kém hiệu quả và có khả năng mất an toàn về tài chính, chủ sở hữu chỉ đạo Người đại diện thực hiện các quyền của cổ đông theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 79 Luật Doanh nghiệp năm 2005, cụ thể là yêu cầu Ban Kiểm soát kiểm tra cụ thể các vấn đề liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp hoặc yêu cầu Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao. Đồng thời chủ sở hữu yêu cầu Người đại diện tăng tần suất báo cáo về tình hình tài chính của doanh nghiệp để có ý kiến chỉ đạo kịp thời.

+ Chủ sở hữu chịu trách nhiệm cuối cùng về giám sát doanh nghiệp, Người đại diện là cá nhân được ủy quyền của chủ sở hữu thực hiện giám sát doanh nghiệp và chỉ chịu trách nhiệm đối với những việc được chủ sở hữu phân cấp. Đối với Người đại diện kiêm nhiệm chức danh Lãnh đạo doanh nghiệp thì ngoài trách nhiệm đối với những việc được chủ sở hữu ủy quyền, Người đại diện phải chịu trách nhiệm với tư cách Lãnh đạo doanh nghiệp theo các quy định pháp luật.

– Đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ: Việc giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện thường xuyên theo các báo cáo định kỳ của Người đại diện. Cụ thể như sau:

+ Chủ sở hữu quy định bằng văn bản về vai trò, trách nhiệm, phân cấp, phân quyền, cơ chế báo cáo, phản hồi của Người đại diện (nếu có) hoặc đơn vị/cá nhân được giao nhiệm vụ giám sát vốn nhà nước góp tại doanh nghiệp; cơ chế phối hợp giữa đơn vị được cử là đầu mối tổng hợp kết quả giám sát với Người đại diện.

+ Định kỳ hàng năm, Người đại diện hoặc đơn vị/ cá nhân quản lý lập báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP và Biểu 02 – Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 158/2013/TT-BTC.

+ Căn cứ báo cáo giám sát tài chính của Người đại diện hoặc đơn vị/cá nhân quản lý, chủ sở hữu lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính trong đó tổng hợp kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước theo các nội dung đã nêu tại khoản 2 Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP.

+ Hội đồng thành viên SCIC chịu trách nhiệm lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ mà SCIC đã tiếp nhận từ Bộ quản lý ngành và Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh đến thời điểm báo cáo.

+ Trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu hoạt động kém hiệu quả và có khả năng mất an toàn về tài chính, mất vốn nhà nước góp tại doanh nghiệp, chủ sở hữu chỉ đạo Người đại diện hoặc đơn vị/cá nhân quản lý thực hiện các quyền của cổ đông theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 79 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191 để được giải đáp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com