Quyền kiểm soát là gì? Quyền kiểm soát của công ty mẹ?

Quyền kiểm soát là gì? Quyền kiểm soát của công ty mẹ?

Hiện nay với sự phát triển của các doanh nghiệp ta cũng dễ dàng nhận thấy nhu cầu thành lập công ty con cũng cao hơn, theo đó thành lập công ty con thì công ty mẹ có quyền kiểm soát như thế nào là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc.

Cơ sở pháp lý:

Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định 05 nguyên tắc xác định quyền kiểm soát, tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát nắm giữ trong công ty con

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

1. Quyền kiểm soát là gì?

Kiểm soát trong tiếng Anh là Control.

Chắc hẳn thuật ngữ về kiểm soát đã rất quen thuộc đối với chúng ta, kiểm soát là quá trình xác định thành quả đạt được trên thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn nhằm phát hiện sự sai lệch và nguyên nhân sự sai lệch, trên cơ sở đó đưa ra biện pháp điều chỉnh sự sai lệch để đảm bảo tổ chức đạt được mục tiêu.

Mục đích của quyền kiểm soát chính là:

– Xác định rõ các mục tiêu, kết quả đã đạt theo kế họach đã định

– Bảo đảm các nguồn lực được sử dụng một cách hữu hiệu

– Xác định và dự đoán sự biến động của các yếu tố đầu vào lẫn đầu ra

– Xác định chính xác, kịp thời các sai sót và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong tổ chức

– Tạo điều kiện thực hiện thuận lợi các chức năng ủy quyền, chỉ huy, quyền hành và chế độ trách nhiệm

– Hình thành hệ thống thống kê, báo cáo theo những biễu mẫu thích hợp

– Đúc rút, phổ biến kinh nghiệm, cải tiến công tác quản trị.

2. Quyền kiểm soát của công ty mẹ:

Về nội dung này chúng ta có thể căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định 05 nguyên tắc xác định quyền kiểm soát, tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát nắm giữ trong công ty con cụ thể như sau:

1. Quyền kiểm soát được thiết lập khi công ty mẹ nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con khác trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con trừ những trường hợp đặc biệt khi có thể chứng minh được rằng việc nắm giữ nói trên không gắn liền với quyền kiểm soát.

2. Lợi ích công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát nắm giữ tại công ty con bao gồm lợi ích trực tiếp và gián tiếp có được thông qua công ty con khác. Việc xác định lợi ích của các bên được căn cứ vào tỷ lệ vốn góp (trực tiếp và gián tiếp) tương ứng của từng bên trong công ty con, trừ khi có thoả thuận khác. Trường hợp có sự khác biệt giữa tỷ lệ vốn góp theo giấy đăng ký kinh doanh và tỷ lệ vốn thực góp thì tỷ lệ lợi ích được xác định theo điều lệ doanh nghiệp hoặc theo sự thống nhất giữa các bên.

3. Khi có quyền biểu quyết tiềm năng hoặc các công cụ tài chính phái sinh khác có quyền biểu quyết tiềm năng, lợi ích của công ty mẹ chỉ được xác định trên cơ sở phần vốn góp nắm giữ (trực tiếp và gián tiếp) trong công ty con tại thời điểm hiện tại, không tính đến việc thực hiện hoặc chuyển đổi quyền biểu quyết tiềm năng, ngoại trừ có thoả thuận khác với cổ đông không kiểm soát.

4. Nếu công ty con có cổ phiếu ưu đãi cổ tức lũy kế chưa thanh toán bị nắm giữ bởi các đối tượng bên ngoài tập đoàn, công ty mẹ chỉ được xác định phần kết quả lãi, lỗ của mình sau khi đã điều chỉnh cho số cổ tức ưu đãi của công ty con phải trả cho dù cổ tức đã được công bố hay chưa.

5. Xác định quyền kiểm soát và tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ, cổ đông không kiểm soát trong một số trường hợp…”

Như vậy ta thấy pháp luật cũng đã có quy định cụ thể đối với sụ kiểm soát này, theo đó ta thấy điểm đặc biệt kho công ty mẹ kiểm soát công ty con với hình thức và phạm vi cũng như cách thức kiểm soát, từ đó thấy được quyền và lợi ích của công ty mẹ thông qua việc kiểm soát này. Cũng theo đó ta hiểu tỷ lệ (%) lợi ích gián tiếp của công ty mẹ tại công ty con = Tỷ lệ (%) lợi ích tại công ty con đầu tư trực tiếp x Tỷ lệ (%) lợi ích của công ty con đầu tư trực tiếp tại công ty con đầu tư gián tiếp.

Ngoài ra chúng ta có thể căn cứ dựa trên luật Doanh nghiệp 2020 không có định nghĩa thế nào là một công ty con, khi nào thì được coi là có sự tham gia và kiểm soát của một công ty mẹ đối với một công ty khác mà chỉ đưa ra một quy định khá mơ hồ: “Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và pháp luật có liên quan” (Điều 196). Nghiên cứu luật của các quốc gia có nền kinh tế phát triển, chúng ta có thể đưa ra những nhận xét sau đây:

– Khi một công ty mẹ sở hữu quá phân nửa vốn của một công ty, thì công ty này được coi là công ty con.

Không nên lầm lẫn công ty con với chi nhánh công ty. Chi nhánh không có tư cách pháp nhân độc lập, không có sản nghiệp riêng.

– Sự tham gia vào một công ty khác với sự đầu tư đơn thuần. Tham gia vào một công ty hàm ý là bên tham gia muốn tạo lập một liên hệ lâu dài vơi công ty bằng cách mua cổ phần hay đăng ký góp vốn. Sự tham gia cho phép kiểm soát công ty này tức là có ảnh hưởng quyết định đến việc quản lý công ty. Có thể xác định có sự tham gia và kiểm soát của một công ty đốì với một công ty khác khi:

+ Công ty tham gia nắm giữ trực tiếp hay gián tiếp một tỷ lệ vốh cho phép có đa số phiếu bầu trong các phiên họp Đại hội đồng, đó là sự kiểm soát pháp lý.

+ Có sự kiểm soát thực tế khi công ty tham gia trên thực tế quyết định, bằng quyền đầu phiếu, các nghị quyết của Đại hội đồng.

+ Sự kiểm soát được phỏng đoán khi công ty tham gia nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp một tỷ lệ phiếu bầu trên 40% trong khi không có cổ đông nào có số phiếu bầu cao hơn tỷ lệ này.

Bên cạnh đó ta thấy căn cứ dựa trên các trường hợp trên đây, công ty tham gia cũng được gọi là công ty mẹ và công ty chịu sự kiểm soát là công ty con. Cũng theo đó nên với sự tham gia có thể được thực hiện giữa các công ty trong một tập đoàn hay giữa các tập đoàn vđi nhạn. Trong một tập đoàn công nghiệp công ty mẹ có thể tham gia vào một nhóm công ty khác hoạt động trong các lĩnh vực tương tự hay bổ sung. Lúc đầu công ty mẹ cũng hoạt động sản xuất công nghiệp. Sau đó thường tập đoàn ưở thành tập đoàn tài chính, công ty mẹ trở thành một holding, không sản xuất công nghiệp nữa mà chỉ quản lý việc tham gia tài chính ttong các công ty con và bảo đảm sự thống nhất lãnh đạo hay quản lý trong tập đoàn.

Việc tham gia giữa các công ty trong cùng một tập đoàn có ba cơ cấu chính:

– Cơ cấu kim tự tháp cho phép công ty holding kiểm soát các công ty con mặc dù chỉ nắm giữ một tỷ lệ vốn nhỏ trong các công ty này.

– Cơ cấu trung tâm tiên niệm ở giữa tập đoàn có một công ty mẹ kiểm soát toàn bộ các công ty con.

– Cơ câu vòng tròn: Công ty A kiểm soát công ty B, công ty B kiểm soát công ty c, công ty c kiểm soát công ty D, công ty D kiểm soát công ty A.

Bên cạnh đó ta thấy nếu một tập đoàn dù quan trọng đến mấy cũng không thể sống nếu không thiết lập các quan hệ với các tập đoàn khác. Theo đó tâp đoàn thường thì để cộng tác với nhau ttong cùng lĩnh vực hoạt động nhất định các tập đoàn thoả thuận thành lập một tổ chức gọi là công ty con chung. Theo đó nên công ty con chung có thể được thành lập dưới bất cứ hình thức nào; nhưng nguyên tắc chủ yếu là các tập đoàn phải có quyền lợi ngang nhau trong vấh đề quản lý và các vân đề khác

Không nhựng vậy sự thoả thuận của các tập đoàn để thành lập một công ty con chung được thể hiện bằng một hợp đồng trong đó quy định chi tiết các quyền lợi và nghĩa vụ của các tập đoàn ưong công ty con chung, mục đích là để thực hiện sự bình đẳng giữa hai bên.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com