Quyền, lợi ích và trách nhiệm của Kiểm soát viên công ty cổ phần

Quyền, lợi ích của Kiểm soát viên trong công ty cổ phần? Trách nhiệm của Kiểm soát viên trong công ty cổ phần?

Tổ chức quản lý công ty cổ phần là vấn đề rất phức tạp, lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần đã từng tồn tại những mô hình quản lý khác nhau. Trong đó, có những mô hình quản lý công ty cổ phần có ban kiểm soát. Vậy ban kiểm soát trong công ty cổ phần được quy định như thế nào và có quyền, lợi ích, trách nhiệm ra sao? Bài viết dưới đây của Luật LVN Group sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Quyền, lợi ích và trách nhiệm của kiểm soát viên trong công ty cổ phần”

LVN Group tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

– Cơ sở pháp lý: Luật doanh nghiệp 2020.

1. Quyền, lợi ích của Kiểm soát viên trong công ty cổ phần. 

– Ở Việt Nam, quy định về quản lý công ty cổ phần nói chung được quy định tại Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, những công ty cổ phần có đủ các điều kiện để trở thành công ti đại chúng thì việc quản trị công ti còn đòi hỏi cao hơn và ngặt nghèo hơn so với công ty cổ phần nói chung. Điều đó được thể hiện ở chỗ, ngoài việc phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp về quản trị công ty cổ phần nói chung, công ty đại chúng còn phải tuân thủ quy định cụ thể của Bộ Tài chính áp dụng đối với công ti đại chúng có cổ phiếu niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán.

– Luật Doanh nghiệp Việt Nam vận dụng những thông lệ quốc tế văn minh, tiến bộ về quản trị công ty, nhằm đảm bảo cho công ty phát triển ổn định, bền vững. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp đưa ra hai mô hình tổ chức quản lý để các công tỉ lựa chọn. Về cơ bản, hai mô hình tổ chức quản lý công ty cổ phần. Cụ thể:

 (1) Mô hình thứ nhất gồm: Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Ban kiểm soát.

(2)  Mô hình thứ hai gồm: Đại hội đồng cổ đông; Hội đồng quản trị; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trong Hội đồng quản trị có Thành viên độc lập và Ban kiểm toán nội bộ.

Cả hai mô hình trên mặc dù có những điểm khác nhau về cơ cấu tổ chức, song về cơ bản pháp luật đều quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan quản lí, nghĩa vụ của người quản lý công ty, mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý, với cổ đông và với những người có liên quan đến công ty, những quy định về điều hành, về thủ tục ra các quyết định, hiệu lực của các quyết định, quyền khởi kiện..

– Trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần, các cơ quan quản lý có sự phân chia quyền lực và chế ước lẫn nhau nhằm đảm bảo cho quá trình quản lý công ti được dân chủ, công bằng và hiệu quả. Với vị trí, vai trò quan trọng trong cơ cấu quyền lực của công ty, Ban kiểm soát được pháp luật xác định địa vị pháp lý một cách rõ ràng, trong quy định những vấn đề chủ yếu sau:

Quy định về cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn, điều kiện của kiểm soát viên, nhiệm kì của kiểm soát viên. Luật Doanh nghiệp quy định công ty cổ phần có 11 cổ động trở lên phải có Ban kiểm soát, Ban kiểm soát có từ ba đến năm thành viên, kiểm sát viên phải có tiêu chuẩn và điều kiện do luật định.

– Quy định về quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát, đây là vấn đề quan trọng thể hiện địa vị pháp lý của Ban kiểm năng quan trọng nhất của Ban kiểm soát là thực hiện việc giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty. Ban kiểm soát còn kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.

Như vậy, có thể thấy rằng, hoạt động kiểm tra, giám sát của Ban kiểm soát là rất rộng, bao trùm toàn bộ hoạt động của công ti trong việc thực hiện pháp luật cũng như Điều lệ công tỉ của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

– Về cung cấp thông tin cho Ban kiểm soát, để phục vụ cho hoạt động của Ban kiểm soát, pháp luật quy định Ban kiểm soát có quyền được cung cấp thông tin. Quyền này không đơn giản là được nghe báo cáo (bằng miệng hoặc văn bản) về hoạt động của công ti, mà nếu cần, kiểm sát viên có quyền được tiếp cận các hồ sơ, tài liệu lưu giữ tại công tỉ, có quyền đến các địa điểm làm việc của người quản lý và nhân viên của công ti để tiếp cận thông tin. Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người quản lý khác phải cung cấp đầy đủ thông tin, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành và hoạt động của công ti và theo yêu cầu của thành viên Ban kiểm soát hoặc Ban kiểm soát.

– Theo đó, kiểm soát viên trong ban kiểm soát trong công ty cổ phần có quyền và nghĩa vụ trong việc thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và 06 tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị và trình báo cáo thẩm định tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.

– Kiểm soát viên còn có nghĩa vụ và có quyền trong việc rà soát, kiểm tra, theo đó: rà soát và đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty, bên cạnh đó, kiểm soát viên còn rà soát hợp đồng, giao dịch với người có liên quan thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông và đưa ra khuyến nghị về hợp đồng, giao dịch cần có phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông.

– Trong quá  trình quản lý, điều hành hoạt động của công ty thì ban kiểm soát có nghĩa vụ trong việc xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và tài liệu khác của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định của pháp luật.

– Theo quy định của pháp luật, khi có những yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông, thì việc kiểm tra sẽ thuộc về thẩm quyền của ban kiểm soát, theo đó kiểm soát viên sẽ tiến hành kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Sau đó, ban kiểm soát phải tiến hành báo cáo về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra trong thời hạn là mười lăm ngày được tính từ ngày kết thúc kiểm tra. Việc báo cáo kết quả kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu. Việc kiểm tra của Ban kiểm soát  không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

– Trong quá trình hoạt động, quản lý công ty mà ban kiểm soát phát hiện những hành vi của những thành viên của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc vi phạm pháp luật thì ban kiểm soát có quyền, nghĩa vụ phải thông báo ngay bằng văn bản cho Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, ban kiểm soát còn có nghĩa vụ trong việc kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

– Kiểm soát viên có quyền được tham dự và tham gia thảo luận tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và các cuộc họp khác của công ty, và có thể sử dụng tư vấn độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty để thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Trách nhiệm của Kiểm soát viên trong công ty cổ phần. 

Bên cạnh quyền và nghĩa vụ thì kiểm soát viên trong ban kiểm soát cũng có những trách nhiệm nhất định, được quy định tại Điều 173 Luật doanh nghiệp 2020. Theo đó, kiểm soát viên có những trách nhiệm:

– Kiểm soát viên trong ban kiểm soát có trách nhiệm thực hiện  quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty. Bên cạnh đó, không chỉ ban kiểm soát, kiểm soát viên mà những thành phần trong công ty cổ phần đều cần phải có trách nhiệm trong việc tuân thủ đúng pháp luật, Điều lệ công ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.

– Việc trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông,  không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác là một trong những trách nhiệm không thể thiếu đối với kiểm soát viên. Đây là một trong những trách nhiệm mà kiểm soát viên cần phải có nhằm đảm bảo về quyền và những lợi ích của công ty cổ phần. 

Những trách nhiệm được đặt ra đối với kiểm soát viên là hoàn toàn hợp lý cũng như điều này tạo ra sự ràng buộc cho những người là thành viên trong ban kiểm soát của công ty cổ phần. Do đó, nếu kiểm soát viên vi phạm hoặc không thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của mình trong quá trình hoạt động mà gây ra những hậu quả, những thiệt hại cho công ty thì sẽ phải chịu trách nhiệm, khắc phục hậu quả cũng như chịu những mức hình phạt xử lý theo điều lệ của công ty, theo quy định của pháp luật.

– Ban kiểm soát là một định chế trong hệ thống quản trị công ty cổ phần do Đại hội đồng cổ đông thành lập. Về bản chất, công ty cổ phần là công ty đối vốn, do đó, số lượng các thành viên trong công ty là rất đông và họ không phải là những người trực tiếp quản lý công ty.  Những hoạt động của công ty đều do Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc đảm nhiệm và bên cạnh đó còn có ban kiểm soát  có chức năng nhiệm vụ là kiểm tra, giám sát hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com