Quyền của tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng? Nghĩa vụ của tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng?
Phát hành chứng khoán ra công chúng là một quy định được pháp luật về chứng khoán ghi nhận, theo đó tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng phải thực hiện đúng về điều kiện, trình tự thủ tục và các quy định khác khi thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng. Bên cạnh đó thì pháp luật cũng quy định rõ về quyền, nghĩa vụ của tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng mà các tổ chức phải thực hiên. Vậy cụ thể quyền, nghĩa vụ của tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng cụ thể ở đây là gì? Dưới đây là thông tin chi tiết chúng tôi cung cấp về nội dung này.
Cơ sở pháp lý: Luật chứng khoán 2019
LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191
1. Quyền của tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng
Căn cứ theo quy định pháp luật đề ra tại điều 16. Đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng Luật chứng khoán 2019 quy định cụ thể:
1. Tổ chức phát hành, cổ đông công ty đại chúng trước khi chào bán chứng khoán ra công chúng phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp sau đây không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng:
a) Chào bán công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành, trái phiếu chính quyền địa phương;
b) Chào bán trái phiếu của tổ chức tài chính quốc tế được Chính phủ Việt Nam chấp thuận;
c) Chào bán cổ phiếu ra công chúng để chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần;
d) Việc bán chứng khoán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc việc bán chứng khoán của người quản lý hoặc người được nhận tài sản trong trường hợp phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.
Trên thực tế chúng ta có thể thấy vấn đề chào bán chứng khoán ra công chúng dù đã trải qua nhiều năm áp dụng vào thực tiễn tại Việt Nam vẫn là một trong những vấn đề còn khá mới mẻ không chỉ đối với cơ quan quản lý nhà nước mà các chủ thể tham gia như tổ chức phát hành, nhà đầu tư, tổ chức trung gian, hiện nay đối vói quy định của pháp luật cũng có đề ra một số quyền có thể hiểu thông qua những quy định mà pháp luật đề ra về chủ thể, hình thức có thể phát hành và quyền phát hành với mục đích khác nhau của các tổ chức nhưng không được trái với quy định của pháp luật Việt Nam đề ra đối với vấn đề này.
Pháp luật không có quy định cụ thể về quyền phát hành chứng khoán cụ thể những chúng ta có thể hiểu về quyền thì dầu tiên đó là các chủ thể phát hành chúng khoán ra côn chúng bao gồm Chính phủ, các doanh nghiệp và một số tổ chức khác như: các Quỹ đầu tư; tổ chức tài chính trung gian…Các chủ thể này có quyền thực hiện các hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định trên chúng ta cũng có thể hiểu về một số quyền của tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng như chào bán chứng khoán ra công chúng, Chào bán trái phiếu của tổ chức tài chính quốc tế, Chào bán cổ phiếu ra công chúng để chuyển doanh nghiệp nhà nước…đó là những quyền mà pháp luật cho phép các tổ chức phát hành chứng khoán có thể thực hiện trong hoat động chứng khoán. Theo đó các tổ chức này cũng phải thực hiện quyền của mình dựa trên các quy định mà pháp luật đề ra.
2. Nghĩa vụ của tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng
Căn cư theo quy định tại điều 29. Nghĩa vụ của tổ chức phát hành Luật chứng khoán 2019 quy định cụ thể:
1. Tổ chức phát hành đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu ra công chúng, trở thành công ty đại chúng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này không phải nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Tổ chức phát hành đã thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng phải hoàn thiện hồ sơ đăng ký niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.
3. Tổ chức phát hành hoàn thành việc chào bán trái phiếu ra công chúng phải tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định của Luật này.
Căn cứ dựa trên quy định chúng tôi đưa ra như trên thì việc phát hành các loại chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán rộng rãi cho người đầu tư ngoài xã hội. Đó là hành động trực tiếp huy động tiết kiệm của công chúng đầu tư, do đó, việc phát hành chứng khoán ra công chúng cần được Nhà nước quản lý một cách thống nhất nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người đầu tư và sự lành mạnh của thị trường chứng khoán. Người đầu tư bao giờ cũng có nhu cầu được cung cấp thông tin trung thực và chính xác về tổ chức phát hành để có thể ra quyết định đầu tư một cách có cơ sở. Bên cạnh đó thì người đầu tư thông thường sẽ chỉ chọn mua chứng khoán của những tổ chức phát hành làm ăn nghiêm chỉnh, có triển vọng phát triển. Chính vì thế tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng phải thực hiện công bố thông tin trước và sau khi phát hành một cách thường xuyên để nhà đầu tư có thể nắm bắt các thông tin về chứng khoán. Ngoài ra chỉ những tổ chức phát hành có quy mô nhất định và sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì chứng khoán của họ mới được niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung vì việc niêm yết chứng khoán là một hình thức chào bán chứng khoán cho công chúng một cách liên tục trên thị trường thứ cấp thị trường mua, bán lại.
Ngoài ra thì nếu có sự thay đổi số lượng nhà đầu tư nước ngoài trong nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan nhưng không có sự thay đổi về tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ báo cáo sở hữu, công bố thông tin thì tổ chức, cá nhân được chỉ định, ủy quyền báo cáo sở hữu, công bố thông tin có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi có sự thay đổi theo quy định của pháp luật.
Như vậy vừa là nghĩa vụ vừa là trách nhiệm thuc hiện các chức năng bảo vệ người đầu tư và xây dựng thị trường chứng khoán an toàn, công khai và hiệu quả, Cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán thường được giao nhiệm vụ giám sát việc công khai hóa thông tin của các tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng. Nhằm mục đích đó, việc phát hành chứng khoán ra công chúng phải được đăng ký với ủy ban chứng khoán nhà nước.
3. Vai trò của việc hào bán chứng khoán ra công chúng
Như chúng ta đã biết thì nền kinh tế và xã hội thì chào bán chứng khoán ra công chúng sẽ đem lại nguồn vốn cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội phát triển mạnh hợn. Ngoài ra trên thị trường chứng khoán, chào bán chứng khoán ra công chúng là một hoạt động rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán. Theo đó có thể thấy việc chào bán chứng khoán ra công chúng là nguồn cung hàng hóa cho thị trường sơ cấp. Hiện nay, chứng khoán sau khi được chào bán ra công chúng thường được giao dịch rộng rãi, có thế mua đi bán lại dễ dàng, nghĩa là đã tạo ra tính thanh khoản cho thị trường thứ cấp. Khi đó, thị trường chứng khoán mới có thể phát huy vai trò là một kênh huy động và phân bổ nguồn vốn chủ yếu của nền kinh tế.
Ngoài ra còn có ý nghĩa với tổ chức phát hành là doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, có thể xem đây là một kênh huy động vốn quan trọng giúp doanh nghiệp giải quyết nhu cầu về vốn mà tránh được việc phụ thuộc quá nhiều vào vốn tín dụng của các định chế tài chính. Bên cạnh đó thì hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng còn có thể làm tăng giá trị của doanh nghiệp vì chứng khoán cao thì dẫn tới nhà đầu tư vào doanh nghiệ nhiều hơn. Sau khi chào bán chứng khoán ra công chúng, tính thanh khoản của chứng khoán thường sẽ tăng lên cùng với uy tín của công ty khiến cho giá bán chứng khoán trên thị trường tăng. Theo đó nên giá trị thực của công ty sẽ được xác định bởi số lượng và giá chứng khoán được giao dịch trên thị trường.
Ngoài những vai trò đưa ra bên cạnh đó thì dựa trên những quy định của pháp luật có thể thấy trên thực tế về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam các quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng còn nhiều điểm chưa hợp lý nên đòi hỏi phải được nghiên cứu. Ví dụ như việc bắt buộc các công ty đại chúng phải đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trụng hay có thể là quy định về bảo lãnh chào bán chứng khoán hay khuyến khích chào bán trái phiếu ra công chúng… Cùng với đó là những vấn đề pháp lý mới phát sinh cần được nghiên cứu kỹ lưỡng như chào bán chứng khoán phái sinh, chứng khoán hóa…
Trên đây là thông tin công ty Luật LVN Group chúng tôi cung cấp về nội dung ” nghĩa vụ của tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.