Quyền và nghĩa vụ của bị đơn trong tranh chấp lao động

Tôi nhận được thông báo của Tòa án rằng tôi là bị đơn trong vụ kiện tranh chấp lao động. Tôi muốn hỏi LVN Group tôi có quyền và nghĩa vụ gì với tư cách là bị đơn?

quyen-va-nghia-vu-bi-don-trong-tranh-chap-lao-dong.jpgquyen-va-nghia-vu-bi-don-trong-tranh-chap-lao-dong.jpgTóm tắt câu hỏi:

Tôi là chủ một doanh nghiệp tư nhân kinh doanh đồ gốm sứ, thủ công mỹ nghệ vừa qua tôi bị khởi kiện ra Tòa án cấp huyện về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đã bị tôi đơn phương chấm dứt hợp đồng. Và Tòa án thông báo cho tôi với tư cách là bị đơn trong vụ kiến trên. Tôi muốn hỏi LVN Group tôi có quyền và nghĩa vụ gì với tư cách là bị đơn? Tôi xin cảm ơn!

LVN Group tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty   LUẬT LVN. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT LVN xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo quy định tại  BLTTDS

Điều 60. Quyền, nghĩa vụ của bị đơn

1. Bị đơn có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

a) Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 58 của Bộ luật này;

b) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; bác bỏ toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn;

c) Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu;

d) Được Toà án thông báo về việc bị khởi kiện.

2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫnvắng mặt thì Toà án giải quyết vắng mặt bị đơn.

Đồng thời căn cứ theo điều 58  BLTTDS như sau:

Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của đương sự

1. Các đương sự có các quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng.

2. Khi tham gia tố tụng, đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

a) Cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

b) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Toà án;

c) Đề nghị Toà án xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được hoặc đề nghị Toà án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá; khiếu nại với Viện kiểm sát về những chứng cứ mà Toà án đã xác minh, thu thập do đương sự khác yêu cầu;

d) Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Toà án thu thập;

đ) Đề nghị Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

e) Tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hoà giải do Toà án tiến hành;

g) Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình;

h) Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

i) Tham gia phiên toà;

k) Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này;

l) Đề xuất với Toà án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với nhân chứng;

m) Tranh luận tại phiên toà;

n) Được cấp trích lục bản án, quyết định của Toà án;

o) Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Toà án theo quy định của Bộ luật này;

p) Phát hiện và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;

q) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và chấp hành các quyết định của Toà án trong thời gian giải quyết vụ án;

r) Tôn trọng Toà án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà;

s) Nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;

t) Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;

u) Các quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.

quyen-va-nghia-vu-bi-don-trong-tranh-chap-lao-dong.jpgquyen-va-nghia-vu-bi-don-trong-tranh-chap-lao-dong.jpg

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Như vậy với tư cách là nguyên đơn anh có các quyền sau: Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; bác bỏ toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu; Được Toà án thông báo về việc bị khởi kiện.  Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Toà án thu thập; Đề nghị Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;Tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hoà giải do Toà án tiến hành; Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình;Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; Tham gia phiên toà;Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này;Đề xuất với Toà án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với nhân chứng;Tranh luận tại phiên toà;Được cấp trích lục bản án, quyết định của Toà án;Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Toà án

Bên cạnh đó anh cũng phải thực hiện các nghĩa vụ sau: Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và chấp hành các quyết định của Toà án trong thời gian giải quyết vụ án;Tôn trọng Toà án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên toà;Nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;Các quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ   Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của LVN Group: 1900.0191  để được giải đáp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com