Sở giao dịch hàng hóa là gì? Quy định về Sở giao dịch hàng hóa? Điều kiện thành lập và chấm dứt hoạt động Sở giao dịch hàng hóa?
Sở giao dịch hàng hóa được hiểu là một tổ chức có tư cách pháp nhân, cung cấp và duy trì một nơi mua bán theo quy định của Luật thương mại.
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.0191
Cơ sở pháp lý:
– Luật Thương mại 2005;
– Nghị định 158/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
1. Sở giao dịch hàng hóa là gì?
Địa vị pháp lý của Sở giao dịch hàng hóa được quy định tại Điều 6 nghị định 158/2006/NĐ-CP: “Sở Giao dịch hàng hóa là pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định của Nghị định này.”. Quy định trên đã xác định từ cách pháp nhân và hình thức tồn tại của Sở giao dịch hàng hóa. Quy định này phù hợp vi tính chất, chức năng hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa.,
Pháp luật Việt Nam xác định, Sở giao dịch hàng hóa không phải là cơ quan Nhà nước, không hoạt động bằng nguồn ngân sách Nhà nước và không tổ chức như các đơn vị hành chính nhà nước. Sở giao dịch hàng hóa là pháp nhân độc lập, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, được tổ chức dưới môi hình doanh nghiệp và hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ việc thu phí thực hiện các giao dịch bằng hoa tương lúc
Với tư cách là một pháp nhân hoạt động độc lập Sở giao dịch hàng hóa dễ dàng t chức thực hiện các giao dịch theo những tiêu chuẩn riêng, chủ động thiết lập những quy chế giao dịch phù hợp với thực tiễn và tập quán quốc tế, cũng như việc quản lý hoạt động kinh doanh của chính mình. Đồng thời Sở giao dịch cũng linh hoạt, chủ động thực hiện và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý bằng chính tài sản của mình
Trên thế giới có hai xu hướng xác định tư cách pháp lý của Sở giao dịch hàng hóa: Mật lại xác định s6DHH có tư cách pháp nhân, độc lập với Nhà nước, đa số các nước đi theo xu hướng này như Loạt hàng hóa tương lai hiện đại 20000 của Mỹ quy định Sở giao dịch hàng hóa là một tổ chức có tư cách pháp nhân. Điều 4, Điều 5 Luật MBHH tương lai Hàn Quốc 1995, sửa đổi bổ sung năm 2004 quy định “Sở giao dịch hàng hóa là pháp nhân được thành lập bởi các thành viên: -SGDH một vịt điều hành thị trang hoàng hoa tương lai về mục đích riêng của minh. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia theo xu hướng này. Tại Việt Nam năm 2005 Bộ Công thương đã cấp phép để Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam VNX đi vào hoạt động và tháng 10/2013 Sở giao dịch hàng hóa Đại Dương liforex cũng được Bộ Công thương cấp phép hoạt động và đang tổ chức cơ sở vật chất để chính thức đi vào hoạt động vào năm 2014.
Hai là, xác định Sở giao dịch hàng hóa là pháp nhân hoạt động phi lợi nhuận do Nhà nước huy tổ chức nghề nghiệp là chủ sở hữu như ở Trung Quốc, Nhật Bản huy Canada, Sở giao dịch hàng hóa ở các mức này thuộc sở hữu nhà nước nhưng không phải là cơ quan nhà nước và hoạt động độc lập với mục tiêu là thở ra và duy trì một thị trường hàng hóa tương lai tập trung được hỗ trợ các phương tiện hiện đại để các thương nhân tiến hành giao dịch. Sở giao dịch ngũ các Tokyo TGE là một ví dụ cho mô hình này được thành lập dưới sự quản lý của bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản. Ngoài ra còn có sàn giao dịch hợp đồng tương lai Thượng Hải; Sản giao dịch hàng hoa Đại Liên của Trung Quốc hay Sở giao dịch hàng hóa tương lai Toronto của Canada đều được tổ chức theo cách thức này.
2. Điều kiện thành lập Sở giao dịch hàng hóa:
* Thẩm quyền cho phép thành lập Theo quy định của nghị định 158/2006/NĐ-CP chủ thể có thẩm quyền cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa; phê chuẩn Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa là Bộ trưởng Bộ Công Thương. Nếu như các doanh nghiệp hoạt động mua bán hàng hoá thông thường chỉ cần đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thi Sở giao dịch hàng hóa phải được cho phép của Bộ Công Thương khi thành lập. Đây được xem là quy định mang tính chặt chẽ hơn đối với hoạt động trong lĩnh vực MBHH qua Sở giao dịch hàng hóa.
Trong Luật mua bán hàng hóa tương lai của Hàn Quốc cũng có quy định tương tự rằng Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế sau khi tham vấn các Bộ trưởng chịu trách nhiệm về mặt hàng liên quan sẽ quyết định cho phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa (Điều 8). Một số nước trên thế giới còn quy định về cơ quan quản lý các Sở giao dịch hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch một các chuyên biệt. Tại Mỹ có Uỷ ban quản lý giao dịch hàng hóa tương lai CFCT là cơ quan cao nhất thuộc cấp Liên bang quản hoạt động mua bán hàng hóa tương lai. Ở Nhật Bản cơ quan quản lý cấp nhà nước về MBHH qua Sở giao dịch là Uỷ ban quản lý quốc gia về giao dịch hàng hóa tương lai. Luật về Sở giao dịch hàng hóa nông sản Thái Lan quy định cơ quan quản lý Sở giao dịch hàng hóa là Uỷ ban giao dịch kỳ hạn nông sản AFCT.
Điều kiện thành lập:
Hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa có liên quan mật thiết tới các hoạt động như nghiệp vụ ngân hàng, hoạt động đấu giả hàng hoá, kiểm định chất lượng hàng hoá,… không chỉ tiềm ẩn nhiều rủi ro mà còn có ảnh hưởng đến thị trường hàng hoá nói chung. Vì vậy pháp luật đã quy định những điều kiện cần thiết vate Windows để thành lập Sở giao dịch hàng hóa, cụ thể:
+ Điều kiện về vốn pháp định là 150 tỷ đồng trở lên. Đây có thể được xem là điều kiện quan trọng nhất trong việc thành lập Sở giao dịch hàng hóa. Xuất phát từ chức năng hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa cũng như trách nhiệm đảm bảo cho các bên về giao dịch thì việc quy định về vốn pháp định là cần thiết.
+ Điều lệ hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật. – Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên và có thời gian công tác trong lĩnh vực tài chính – kinh tế ít nhất là 5 năm, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
+ Các điều kiện khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Sau khi đảm bảo các điều kiện cần thiết để thành lập Sở giao dịch hàng hóa, việc thành lập và cấp phép hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa sẽ tuân theo thủ tục cấp giấy phép thành lập của pháp luật chuyên ngành. Hồ sơ đề nghị thành lập; thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép thành lập; phê chuẩn Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa được quy định cụ thể tại nghị định 158/2006/NĐ-CP từ Điều 7 đến Điều 14 và Thông tư 03/2009/TT-BCT từ mục 1 đến mục V.
Với quy định về thành lập Sở giao dịch hàng hóa như hiện nay mới chỉ có Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam VNX và Sở giao dịch hàng hóa INFO Infocomex là các Sở giao dịch hàng hóa được thành lập theo đúng tinh thần của Luật thương mại và nghị định 158/2006/NĐ-CP. Trên thực tế Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột được thành lập tại Đắk Lắk năm 2006, các sản giao dịch vàng tồn tại từ năm 2007 đến cuối tháng 3/2010; các sản giao dịch sắt thép, đường, hạt điều được thành lập và quản lý bởi CTCP Giao dịch hàng hoá Sài Gòn Thương Tín (Sacom-STE) từ năm 2009;… cũng thực hiện các giao dịch kỳ hạn nhưng không được gọi là Sở giao dịch hàng hóa. Vấn đề pháp lý cho hoạt động của các sản giao dịch trên như thế nào vẫn còn đang bỏ dở cần sớm được hoàn thiện.
3. Chấm dứt hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa:
Trong quá trình hoạt động nếu Sở giao dịch hàng hóa rơi vào các trường hợp giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản, Sở giao dịch hàng hóa sẽ chấm dứt hoạt động. Luật thương
mại và nghị định 158/2006 NĐ-CP không có quy định cụ thể về việc giải thể, phá sản của Sở giao dịch hàng hóa nên giải quyết việc Sở giao dịch hàng hóa giải thể hay phá sản sẽ tuân theo các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Phá sản 2004 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nếu như các nội dung về thành lập và hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa được quy định rõ ràng thì việc bỏ ngỏ các quy định về chấm dứt hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa là một thiếu sót đáng tiếc. Các quy định chung của Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Phá sản 2004 không thể lường trước cũng như giải quyết thỏa đáng những hậu quả do việc chấm dứt hoạt động Sở giao dịch hàng hóa mang lại. Nếu như Chính phủ đã ban hành nghị định 167/2006/NĐ-CP hướng dẫn áp dụng Luật phá sản với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức hoạt động của quản lý, thanh lý tài sản và nghị định số 114/2008/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật phá sản đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính thì cũng cần phải có quy chế riêng hướng dẫn.