Tìm hiểu về số tiền bảo hiểm? Tìm hiểu về phí bảo hiểm? Mối quan hệ giữa phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm? Ý nghĩa và vai trò của bảo hiểm?
Số tiền bảo hiểm có những vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với các bên trong hợp đồng bảo hiểm. Trong thực tiễn số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm nhân thọ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Phí bảo hiểm càng cao thì số tiền bảo hiểm càng lớn. Với những người lần đầu tìm hiểu về bảo hiểm nhân thọ chắc hẳn sẽ bị nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ: Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191
1. Số tiền bảo hiểm là gì?
Ta hiểu về số tiền bảo hiểm như sau:
Số tiền bảo hiểm được hiểu cơ bản chính là số tiền được các bên ghi nhận cụ thể trên hợp đồng bảo hiểm mà theo đó doanh nghiệp xác định quyền lợi bảo hiểm chi trả cho chủ thể là người được bảo hiểm hoặc chủ thể là người thụ hưởng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Hiểu một cách đơn giản, số tiền bảo hiểm của một hợp đồng bảo hiểm chính là một số tiền cố định được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận và dựa vào đó để nhằm có thể từ đó chi trả các quyền lợi ốm đau, bệnh tật, thương tật hay tử vong.
Ví dụ cụ thể như trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm của khách hàng A có số tiền bảo hiểm 500 triệu, quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối chi trả 200% số tiền bảo hiểm. Vậy khi chủ thể là khách hàng A không may mắc bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối thì chủ thể này sẽ nhận được 1 tỷ đồng.
Trong bảo hiểm nhân thọ, một số công ty bảo hiểm hiện nay không dùng thuật ngữ số tiền bảo hiểm mà dùng thuật ngữ mệnh giá bảo hiểm. Mệnh giá bảo hiểm thực chất cũng chính là số tiền bảo hiểm.
Các chủ thể là khách hàng được tùy chọn số tiền bảo hiểm phù hợp với khả năng đóng phí và được công ty bảo hiểm chấp thuận.
Số tiền bảo hiểm được thể hiện cụ thể bên trên Giấy chứng nhận bảo hiểm và bảng minh họa quyền lợi bảo hiểm của chủ thể là khách hàng.
Số tiền bảo hiểm như vậy có thể hiểu đơn giản chính là số tiền được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận và được ghi trên hợp đồng bảo hiểm nhằm mục đích có thể xác định các quyền lợi bảo hiểm theo quy định hợp đồng.
Phân loại số tiền bảo hiểm:
– Số tiền bảo hiểm gốc được hiểu cơ bản chính là số tiền bảo hiểm của hợp đồng tại thời điểm phát sinh hiệu lực.
Số tiền bảo hiểm gốc trên thực tế thì sẽ được chủ thể là bên mua bảo hiểm lựa chọn sao cho phù hợp với quy định của công ty bảo hiểm.
– Số tiền bảo hiểm gia tăng được hiểu cơ bản chính là số tiền được xác định bằng cách điều chỉnh tăng số tiền bảo hiểm gốc vào mỗi ngày kỷ niệm hợp đồng kể từ năm hợp đồng thứ hai trở đi theo tỷ lệ gia tăng số tiền bảo hiểm của hợp đồng. Chủ thể là bên mua bảo hiểm sẽ lựa chọn tỷ lệ gia tăng số tiền bảo hiểm sao cho phù hợp với công ty bảo hiểm quy định (sau khi được Bộ Tài chính phê chuẩn).
– Số tiền bảo hiểm giảm được hiểu cơ bản chính là số tiền bảo hiểm được xác định lại trong trường hợp bên mua bảo hiểm yêu cầu thay đổi phí bảo hiểm tương ứng với số tiền bảo hiểm thấp hơn so với số tiền bảo bảo hiểm gốc. Số tiền bảo hiểm giảm tương ứng với mỗi năm hợp đồng tại ngày kỷ niệm hợp đồng được ghi tại phụ lục của hợp đồng.
2. Tìm hiểu về phí bảo hiểm:
Ta hiểu về phí bảo hiểm như sau:
Phí bảo hiểm được hiểu cơ bản chính là số tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm để nhằm mục đích từ đó có thể duy trì hợp đồng. Phí bảo hiểm có thể được nộp một lần ngay sau khi ký hợp đồng hoặc có thể nộp định kỳ hàng tháng/quý/ năm. Nộp một lần sau khi ký hợp đồng sẽ phải đóng góp ít hơn so với tổng số chi phí đóng góp hàng kỳ theo năm. Vì hiệu quả đầu tư của việc đóng phí một lần cao hơn và chi phí quản lý sẽ thấp hơn.
Nguyên tắc tính phí bảo hiểm trên thực tế sẽ dựa trên công thức cân bằng giữa trách nhiệm của công ty bảo hiểm và trách nhiệm của chủ thể là người mua bảo hiểm tính tại thời điểm ký kết hợp đồng giữa chủ thể là hai bên.
Phí bảo hiểm được hiểu cơ bản chính là khoản tiền mà bên tham gia bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp bảo hiểm khi hợp đồng được giao kết. Đây cũng sẽ được xem là nguồn thu của các doanh nghiệp bảo hiểm. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có nghĩa vụ trả tiền hoặc bồi thường bảo hiểm cho bên được bảo hiểm.
Khoản tiền phí bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để nhằm mục đích có thể duy trì thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Mức phí đóng trên thực tế là bao nhiêu tùy thuộc vào loại bảo hiểm, thời điểm ký kết, dịch vụ của doanh nghiệp bảo hiểm và một số các yêu tố khác. Trách nhiệm và quyền lợi của chủ thể là những người mua và doanh nghiệp bán bảo hiểm được cân bằng thông qua mức phí này.
Phân loại phí bảo hiểm:
– Phí thuần được hiểu là khoản phí thu để công ty bảo hiểm đảm bảo chi trả cho các khoản tổn thất được bảo hiểm khi nó xảy ra
– Phụ phí bao gồm:
+ Chi phí khai thác cho tuyên truyền, quảng cáo, môi giới, chi cho đại lý…
+ Chi phí quản lý hợp đồng: Chi phí quản lý trong thời hạn hợp đồng đang thu phí và chi phí mà công ty bảo hiểm thu phí bảo hiểm.
+ Chi phí quản lý cho các khoản chi trả bồi thường cho người đóng bảo hiểm.
3. Mối quan hệ giữa phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm:
Trước tiên ta hiểu về tỷ lệ phí bảo hiểm như sau: Đây chính là tỷ lệ được tính dựa trên hai yếu tố chính là phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm. Công ty bảo hiểm tính toán tỷ lệ phí bảo hiểm khác nhau cho mỗi một nhóm đối tượng khác nhau ứng với từng sản phẩm bảo hiểm độc lập.
Tỷ lệ phí bảo hiểm thường được tính theo công thức cụ thể sau đây:
Tỷ lệ phí bảo hiểm = Phí bảo hiểm : Số tiền bảo hiểm
Từ đó có thể thấy rằng: Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí bảo hiểm x Số tiền bảo hiểm
Ví dụ: Tỷ lệ phí bảo hiểm cho Khách hàng A 30 tuổi tham gia sản phẩm B của công ty bảo hiểm C với số tiền bảo hiểm 500 triệu là 0,026 thì Phí bảo hiểm được tính = 0,026 x 500.000.000 = 13.000.000đ.
Từ công thức được nêu cụ thể bên trên ta thấy được rằng, nếu số tiền bảo hiểm cao thì phí bảo hiểm cao và ngược lại. Trong đó, số tiền bảo hiểm chính là căn cứ được sử dụng nhằm mục đích để xác định quyền lợi cũng như định phí bảo hiểm. Khi các chủ thể là người tham gia đóng phí đầy đủ và đúng hạn, công ty bảo hiểm cũng sẽ dựa trên cơ sở đó thực hiện chi trả số tiền bảo hiểm theo ghi nhận trên hợp đồng khi đáo hạn hoặc có sự kiện bảo hiểm phát sinh.
Công thức được nêu cụ thể bên trên cho chúng ta thấy phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm có mối quan hệ mật thiết và chặt chẽ với nhau. Nếu số tiền bảo hiểm tăng thì phí bảo hiểm cao và ngược lại.
4. Ý nghĩa và vai trò của bảo hiểm:
Bảo hiểm mang lại rất nhiều ý nghĩa tuyệt vời cho người tham gia, cụ thể như sau:
– Khi các chủ thể tham gia bảo hiểm là bảo vệ tài chính cho gia đình bởi trong cuộc sống luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó tránh như ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp, tai nạn và nhiều các vấn đề khác.
– Tham gia bảo hiểm giúp chuẩn bị cho tương lai nguồn vốn để có thể giúp các chủ thể kinh doanh. Đây là một cách để tiết kiệm hiệu quả, vừa giúp các chủ thể có thể bảo vệ lại vừa tích lũy và trân trọng chính sức lao động của bản thân.
– Tham gia bảo hiểm được xem là giải pháp an toàn nếu bạn muốn bắt đầu giúp ước mơ của bản thân được thực hiện.
Bảo hiểm có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống, bảo hiểm cũng giống như chiếc phao cứu sinh khi bạn đang bơi trong khó khăn của cuộc sống. Theo đó,cụ thể những vai trò của bảo hiểm như sau:
– Bảo hiểm ra đời đã giúp chuyển giao về rủi ro, và giúp dàn trải tổn thất cho người khó khăn, giảm thiểu thiệt hại nhất có thể cho những chủ thể là những người tham gia bảo hiểm.
– Bảo hiểm là công cụ giúp ổn định chi phí, giúp các chủ thể là những người mua tiết kiệm tiền và an tâm hơn về mặt tinh thần.
– Bảo hiểm còn là một nguồn đầu tư phát triển nền kinh tế và tạo thêm nhiều cơ hội công ăn việc làm. Bảo hiểm không chỉ giúp bảo vệ cho bản thân mà chính bạn cũng đang đóng một phần vào quỹ dự trữ tài chính tại các công ty bảo hiểm, thông qua đó bù đắp cho những người mất mát và không may mắn khác nữa chứ không chỉ riêng bản thân mình.
Như vậy, việc hiểu rõ mối quan hệ giữa số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm sẽ giúp cá chủ thể có thể hoạch định tài chính tốt hơn bằng cách tham gia một gói bảo hiểm phù hợp với điều kiện tài chính và nhu cầu của mình. Tham khảo các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nổi bật trên thị trường hiện nay nhằm mục đích để các chủ thể có thể dễ dàng đưa ra quyết định.