Sử dụng trái phép bí mật kinh doanh

Lấy được bí mật kinh doanh một cách không công bằng thông qua việc cưỡng ép, trộm cắp, lừa đảo, hoặc các hành vi trái pháp luật hoặc không trung thực khác

1. Có được bí mật kinh doanh một cách trái pháp luật.

– Lấy được bí mật kinh doanh một cách không công bằng thông qua việc cưỡng ép, trộm cắp, lừa đảo, hoặc các hành vi trái pháp luật hoặc không trung thực khác.

– Lấy được bí mật kinh doanh mặc dù biết thông tin đó có được một cách trái pháp luật, hoặc có được bí mật kinh doanh mà không thưc sự biết việc có thông tin đó là không công bằng hay do vô ý nên không biết về việc có được thông tin đó là không công bằng trước đó, nhưng vẫn sử dụng hoặc bộc lộ bí mật kinh doanh đó.

– Cho dù có được bí mật kinh doanh một cách vô tình, nhưng vẫn sử dụng sau khi biết rằng trước đó đã có người lấy nó một cách trái pháp luật.

– Sử dụng hoặc bộc lộ bí mật kinh doanh bằng cách vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng về bảo vệ bí mật kinh doanh. 

2. Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh.

Quy định tại Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:

– Tiếp cận,thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

– Bộc lộ,sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

– Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt,xui khiến,mua chuộc,ép buộc,dụ dỗ,lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận,thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;

su-dung-trai-phep-bi-mat-kinh-doanh1su-dung-trai-phep-bi-mat-kinh-doanh1

>>> LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

– Tiếp cận,thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

– Sử dụng,bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại các điểm a,b,c và d Khoản 1, Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ.

– Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. 

Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh  bao gồm chủ sở hữu bí mật kinh doanh,người được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng bí mật kinh doanh,người quản lý bí mật kinh doanh.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com