Tài khoản phong tỏa là gì? Quy định mở, sử dụng và giao dịch qua tài khoản phong tỏa? Một số quy định có liên quan?
Pháp luật hiện có quy định rất chặt chẽ về các trường hợp tài khoản ngân hàng bị phong tỏa. Không phải trường hợp nào mà các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán sẽ được phong tỏa tài khoản của khách hàng mà các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng trong một số trường hợp nhất định.
* Căn cứ pháp lý
– Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010;
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH ngày 12 tháng 12 năm 2017 hợp nhất Luật Các tổ chức tín dụng;
– Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm;
– Nghị định 22/2006/NĐ-CP về tổ chức hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam;
– Luật bảo hiểm tiền gửi ngày 13/6/2012;
– Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt;
– Nghị định 22/2013/NĐ-CP về thanh toán bằng tiền mặt;
– Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;
– Nghị định 16/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
– Văn bản hợp nhất 13/VBHN-NHNN ngày 08 tháng 3 năm 2019 Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
LVN Group tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.0191
1. Tài khoản phong tỏa là gì?
Phong tỏa được hiểu là bao vây một khu vực hay một địa phận nào đó, làm nó bị cô lập, cắt đứt mọi giao thông liên lạc với bên ngoài.
Tài khoản phong tỏa hiểu đơn giản là 1 tài khoản bị hạn chế 1 số chức năng, chủ yếu là chức năng rút tiền trong một khoảng thời gian nào đấy để đảm bảo việc thực hiện một hoặc 1 số việc nhất định theo như yêu cầu của người chủ tài khoản/bên có liên quan. Và điều kiện để mở phong tỏa là sau khi đã thực hiện xong một hoặc 1 số việc nhất định theo thỏa thuận của ngân hàng, bên chủ tài khoản và các bên có liên quan.
Ví dụ: Các bên trong hợp đồng mua bán nhà mà bên mua đi vay tiền của ngân hàng để mua nhà. ngân hàng cấp tín dụng cho một khoản vay có thế chấp cho bên mua nhà sẽ lập một tài khoản phong tỏa cho bên bán nhà, điều kiện để mở phong tỏa là khi hoàn tất xong việc chuyển nhượng tài sản và cập nhật đăng ký đảm bảo.
Tài khoản tiền gửi phong tỏa là tiền gửi thanh toán bị các tổ chức tài chính khóa 1 phần hoặc toàn phần khi phạm phải một số quy định được nhà nước ban hành. Số dư trên tài khoản tiền gửi phong tỏa có thể được tính lãi hoặc không được tính lãi tùy theo quy định của từng ngân hàng.
Tài khoản phong tỏa tiếng Anh có nghĩa là: A blocked account.
A blocked account simply means an account that has a limited number of functions, mainly the function of withdrawing money for a certain period of time to ensure the performance of one or certain things as required. of the account holder/related party. And the condition to open the blockade is after completing one or a number of certain tasks as agreed by the bank, the account holder and related parties.
2. Quy định mở, sử dụng và giao dịch qua tài khoản phong tỏa:
Căn cứ tại Văn bản hợp nhất 13/VBHN-NHNN ngày 08 tháng 3 năm 2019 Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định về tài khoản phong tỏa như sau:
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Việc chấm dứt tạm khóa tài khoản thanh toán và việc xử lý các lệnh thanh toán đi, đến trong thời gian tạm khóa thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán (hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:
+ Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;
+ Có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.
Ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bắt buộc phải thông báo (bằng văn bản hoặc theo hình thức thông báo đã thỏa thuận tại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng mở tài khoản thanh toán) cho chủ tài khoản hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán; số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa. Trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường.
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán khi có một trong các điều kiện sau:
+ Kết thúc thời hạn phong tỏa;
+ Có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán;
+ Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền;
+ Có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung về việc tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung đã được giải quyết.
Như vậy khách hàng sẽ có nguy cơ bị khóa tài khoản khi rơi vào một trong các trường hợp trên. Để có thể bảo vệ được quyền lợi của mình thì bản thân người dùng phải có thường xuyên trau dồi những kiến thức về pháp luật liên quan đến tài khoản tiền gửi.
Ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo bằng văn bản cho chủ tài khoản (hoặc người giám hộ, đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán; số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa.
Nếu trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường; trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán theo quy định nêu trên thì số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá với số tiền trên lệnh chuyển tiền bị sai sót, nhầm lẫn.
Ngay sau khi nhận được lệnh phong tỏa tài khoản, ngân hàng đang quản lý tài khoản của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản và lập biên bản về vụ việc này.
3. Một số quy định có liên quan:
* Thẩm quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp: khi ra lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng, thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp phải thông báo ngay cho viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành
– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Quân sự các cấp;
– Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
– Thẩm phán chủ tọa phiên tòa
* Nguyên tắc thực hiện biện pháp phong tỏa tài khoản
Khi phong tỏa tài khoản thì chỉ được phong tỏa số tiền tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại.
Người được giao thực hiện lệnh phong tỏa, quản lý tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoản thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 2015 tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản.
* Thủ tục tiến hành biện pháp phong tỏa tài khoản
Việc phong tỏa tài khoản theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật chuyên ngành. Cụ thể:
Trong hoạt động tố tụng dân sự, việc yêu cầu phong tỏa tài khoản tại tổ chức tín dụng theo yêu cầu bằng văn bản của tòa án có thẩm quyền trong quá trình giải quyết vụ án có liên quan và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Thủ tục yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản cần phải thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Trong hoạt động tố tụng hình sự, để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp yêu cầu phong tỏa tài khoản.
Trình tự, thủ tục yêu cầu phong tỏa tài khoản thực hiện theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Theo đó, phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Cạnh đó, phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.
Trong hoạt động thi hành án dân sự, yêu cầu phong tỏa tài khoản là một trong những biện pháp bảo đảm thi hành án. Theo Điều 67 Luật Thi hành án dân sự thì việc phong tỏa tài khoản được thực hiện trong trường hợp người phải thi hành án có tài khoản tại tổ chức tín dụng.
Quyết định phong tỏa tài khoản phải xác định rõ số tiền, tài sản bị phong tỏa. Chấp hành viên phải giao quyết định phong tỏa cho tổ chức tín dụng đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án.
Trường hợp cần phong tỏa ngay tài khoản của người phải thi hành án ở nơi gửi giữ mà chưa ban hành quyết định phong tỏa thì chấp hành viên lập biên bản yêu cầu tổ chức tín dụng đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án phong tỏa tài khoản.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, chấp hành viên phải ra quyết định phong tỏa tài khoản. Tổ chức tín dụng đang quản lý tài khoản phải thực hiện ngay yêu cầu của chấp hành viên về phong tỏa tài khoản.
Trong hoạt động quản lý thuế, yêu cầu phong tỏa tài khoản là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Trình tự, thủ tục được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Khi tiến hành phong tỏa tài khoản, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho tổ chức tín dụng hoặc kho bạc nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị buộc tội hoặc người có liên quan. Việc giao, nhận lệnh phong tỏa tài khoản phải lập thành biên bản theo quy định.
Ngay sau khi nhận được lệnh phong tỏa tài khoản của tổ chức tín dụng hoặc kho bạc nhà nước phải thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản và lập biên bản về việc phong tỏa tài khoản đó, biên bản lập thành 5 bản, trong đó, 1 bản giao ngay cho người bị buộc tội, 1 bản giao cho người khác có liên quan đến người bị buộc tội, 1 bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, 1 bản đưa vào hồ sơ vụ án, 1 bản lưu lại tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc nhà nước.
* Thời hạn phong tỏa tài khoản
Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện trong các trường hợp sau. (Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP).
+ Khi kết thúc thời hạn phong tỏa theo thỏa thuận phong tỏa TK giữa chủ TK/các đồng chủ tài khoản và Ngân hàng;
+ Khi người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ra quyết định hoặc yêu cầu chấm dứt việc phong tỏa;
+ Các trường hợp khác theo quy định của Ngân hàng.
Ngoài ta, việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu trách nhiệm bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.