Tài sản của pháp nhân là gì? Quy định về tài sản của pháp nhân?
Để có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội thì tổ chức phải có tư cách pháp nhân. Bên cạnh đó thì dựa theo quy định của pháp luật dân sự thì cần phải đáp ứng đầy đủ các kiện kiện để trở thành một pháp nhân. Do đo, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền ghi nhân là một pháp nhân thì được quy định là thực hiện quyền và nghĩa vụ cho phù hợp với mục đích hoạt động của các pháp nhân đó. Trong điều kiện để trở thành pháp nhân có quy định một khoản về tài sản của pháp nhân và quy định này pháp nhân được thực hiện và quy định như thế nào?
Tuy nhiên, không phải pháp nhân nào cũng hiểu rõ về các quy định về tài sản của pháp nhân theo Bộ luật Dân sự năm 2015.
LVN Group tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Doanh nghiệp năm 2020.
1. Tài sản của pháp nhân là gì?
Thuật ngữ “pháp nhân” được dùng để phân biệt tư cách của các chủ thể là tổ chức với cá nhân trong các quan hệ pháp lý. Theo cách hiểu thông thường thì thuật ngữ pháp nhân là cách gọi được dùng cho những loại hình doanh nghiệp được hình thành và đáp ứng được các điều kiện để hình thành pháp nhân theo quy định của pháp luật.
Căn cứ dựa trên quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khái niệm pháp nhân là một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội theo quy định của pháp luật. Ngoài khái niệm vừa nêu thì pháp nhân được quy định tại điều 74 Bộ luật dân sự 2015. Tuy không quy định cụ thể về khái niệm, nhưng qua các điều kiện thì có thể đưa ra một khái niệm cơ bản của pháp nhân. Pháp nhân là tổ chức đáp ứng đủ đầy đủ 4 điều kiện là được thành lập một cách hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập Mặc dù Bộ luật dân sự đã quy định bốn điều kiện khá cụ thể, rõ ràng nhưng trong thực tế việc áp dụng để phân biệt pháp nhân với các chủ thể khác lại không hề dễ dàng, đơn giản.
Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:
“1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
Như vậy, có thể thấy pháp nhân là một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, để một tổ chức có tư cách pháp nhân thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cụ thể để trở thành pháp nhân. Điều kiện để trở thành pháp nhân sẽ được dựa trên bốn quy định cụ thể như đã được nêu ra ở trên. Mỗi tổ chức đã có tư cách pháp nhân thì sẽ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân theo như quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.
Từ quy định nêu ở trên thì tài sản pháp nhân là vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan.
2. Quy định về tài sản của pháp nhân:
Một trong các điều kiện để một tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân là tổ chức đó phải có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản riêng của mình. Do đó, cần thiết phải xác định tài sản riêng của pháp nhân, để phân biệt với tài sản của cá nhân, pháp nhân khác, đồng thời cũng là căn cứ để xác định trách nhiệm của pháp nhân trong các quan hệ pháp luật dân sự.
Trên cơ sở quy định tại Điều 81 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về tài sản của pháp nhân, thì tài sản của pháp nhân bao gồm:
“Điều 81. Tài sản của pháp nhân
Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan”.
Từ quy định tại điều trên, thì pháp nhân là doanh nghiệp, theo như quy định của pháp luật hiện hành tài sản của doanh nghiệp đó có thể là đồng Việt Nam hay ngoại tệ chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, sở hữu trí tuệ, bí quyết kĩ thuật hay bất kỳ tài sản khác thuộc sở hữu doanh nghiệp định giá được bằng đồng Việt Nam. Nội dung được nêu này được quy định cụ thể tại Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020. Hay tài sản được sinh ra từ hoạt động của pháp nhân thực hiện mục đích hoạt động của mình mang lại; tài sản pháp nhân được tặng cho hoặc pháp nhân được thừa kế,…
Tài sản của pháp nhân là những tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của một pháp nhân. Tài sản của pháp nhân gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Trong đó, vật thuộc sở hữu của pháp nhân bao gồm các trang thiết bị hoạt động của pháp nhân, trụ sở, máy móc, các phương tiện thuộc sở hữu của pháp nhân và giấy tờ có giá thuộc sở hữu của pháp nhân chủ yếu được xác lập với các pháp nhân là các công ty như: công ty cổ phần được phát hành giấy tờ có giá là cổ phiếu, trái phiếu; công ty trách nhiệm hữu hạn được phát hành trái phiếu.
Ngoài ra thì cổ phiếu và trái phiếu được nhắc đến ở trên còn được hiểu lần lượt như sau: Một là, cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Hai là, trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành phải trả cho người nắm giữ chứng khoán một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn. Bản chất của phát hành trái phiếu là đi vay vốn.
Các tài sản thuộc sở hữu của pháp nhân dưới quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 khi các tài sản này của pháp nhân được hình thành từ các nguồn hợp pháp bao gồm vốn góp của các chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân; các tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu các loại tài sản này được quy định, cụ thể:
– Vốn góp của các chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân: Đây là nguồn luôn có, quan trọng của pháp nhân. Đối với pháp nhân là doanh nghiệp, tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam; Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn (Điều 35 Luật doanh nghiệp năm 2014).
– Các tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan như. Các nguồn phổ biến như: nguồn vốn do Nhà nước cấp: Đối với pháp nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị hay doanh nghiệp nhà nước thì thường được Nhà nước cấp tài sản hoạt động. Nguồn tài sản thu được do hoạt động của pháp nhân mang lại: Đây là những lợi nhuận có được trong quá trình pháp nhân hoạt động, đặc biệt là đối với các pháp nhân thương mại. Tuy nhiên, pháp nhân không được sở hữu đối với toàn bộ lợi nhuận thu được mà pháp nhân phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước… Tài sản do pháp nhân được tặng cho: nguồn này chủ yếu phát sinh đối với pháp nhân là các quỹ xã hội, quỹ từ thiện… Tài sản do pháp nhân được thừa kế và một số nguồn khác.
Như vậy, tài sản của pháp nhân được xác định là tài sản riêng của mình và tài sản độc lập theo như quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Tài sản của pháp nhân được xác định bao gồm: gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Việc thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể được quy định cụ thể Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể là:
– Tài sản của pháp nhân bị giải thể được thanh toán theo thứ tự đầu tiên là các chi phí giải thể pháp nhân tiếp theo là các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết, sau cùng tài sản của pháp nhân giải thể được thanh toan đối với các khoản nợ thuế và các khoản nợ khác.
– Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể pháp nhân và các khoản nợ, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các thành viên góp vốn, trừ trường hợp sau hoặc pháp luật có quy định khác đối với quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã thanh toán hết chi phí giải thể và các khoản nợ nêu trên, tài sản còn lại được chuyển giao cho quỹ khác có cùng mục đích hoạt động. Ngoài ra còn có quy định về trường hợp không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc quỹ bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì tài sản của quỹ bị giải thể thuộc về Nhà nước.