Tạm hoãn xuất cảnh là gì? Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh

Tạm hoãn xuất cảnh là gì? Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài tại Việt Nam? Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh đối với công dân Việt Nam?

Quyền tự do đi lại là một trong các quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, quyền này cũng bị hạn chế ở những khía cạnh nhất định, trong đó là trường hợp tạm hoãn xuất cảnh. Việc tạm hoãn xuất cảnh được áp dụng trong một số trường hợp luật định. Hiện nay, pháp luật Việt Nam có quy định riêng biệt về tạm hoãn xuất cảnh đối với công dân Việt Nam và tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài tại Việt Nam.

Dịch vụ LVN Group tư vấn pháp luật qua điện thoại

* Cơ sở pháp lý:

– Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2020

– Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2019

1. Tạm hoãn xuất cảnh là gì?

Tạm hoãn được hiểu là việc dừng tiến hành, thực hiện một công việc nhất định trong một khoảng thời gian.

Xuất cảnh được hiểu là việc một cá nhân đi ra khỏi lãnh thổ quốc gia thông qua cửa khẩu.

Tại Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2020 quy định: “Tạm hoãn xuất cảnh là việc dừng, không được xuất cảnh có thời hạn đối vi công dân Việt Nam.” (Khoản 7 Điều 2). Còn Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định: “7. Tạm hoãn xuất cảnh là việc người có thẩm quyền của Việt Nam quyết định tạm dừng xuất cảnh có thời hạn đối với người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.” 

Từ quy định pháp luật và cách giải thích ở trên thì có thể hiểu tạm hoãn xuất cảnh chính là việc không cho một cá nhân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định. Cần lưu ý rằng “khoảng thời gian nhất định” ở đây chính là việc đã xác định được thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của việc tạm hoãn xuất cảnh. Sau khi hết thời hạn đó thì cá nhân sẽ được xuất cảnh theo nhu cầu.

Việc tạm hoãn xuất cảnh này phải là quyết định của cơ quan có thẩm quyền, bởi quyền tự do đi lại là quyền cơ bản của con người, không ai có quyền ngăn cản, hạn chế quyền tự do đi lại này khi không có căn cứ. Cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm quyền phải căn cứ vào các quy định về trường hợp tạm hoãn xuất cảnh và theo đúng trình tự, thủ tục quy định để quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các cá nhân. Khi đó, thì quyền tự do đi lại của cá nhân mới bị hạn chế.

2. Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài tại Việt Nam:

Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2019 cụ thể bao gồm các trường hợp:

Thứ nhất, người nước ngoài đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình. Trong trường hợp này, người nước ngoài đang tham gia vào quá trình tố tụng được tiến hành bởi các cơ quan nhà nước. Việc tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài trong trường hợp này nhằm đảm bảo cho việc tiến hành tố tụng tại các cơ quan có thẩm quyền được diễn ra liên tục, liền mạch. Nếu để các cá nhân này xuất cảnh thì hoàn toàn có thể xảy ra các trường hợp trốn tránh việc tham gia tố tụng, đặc biệt là đối với các vụ án hình sự, kéo dài thời gian giải quyết vụ án; nếu có hoạt động ủy thác tư pháp thì còn gây mất thời gian thực hiện hoạt động ủy thác, chi phí ủy thác,… Nên các cá nhân này phải ở lại Việt Nam đến khi quá trình tố tụng kết thúc.

Thứ hai, người nước ngoài tại Việt Nam đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh. Đây chính là giai đoạn thi hành án đối với người nước ngoài. Đặt giả thiết rằng nếu người nước ngoài nếu chỉ tham gia hoạt động tố tụng đến khi Tòa án ra bản án, quyết định, Hội đồng xử lý cạnh tranh ra quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh; sau đó người nước ngoài xuất cảnh, không ở Việt Nam nữa thì không có gì đảm bảo việc người nước ngoài sẽ thực hiện các nghĩa vụ theo bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh. Mà nếu không được đưa ra thực hiện, các chủ thể có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình theo phán quyết cuối cùng đó thì mục đích của việc xét xử, giải quyết vụ việc cạnh tranh không còn đảm bảo được nữa. Do đó, pháp luật quy định người nước ngoài sẽ không được xuất cảnh khi vẫn còn nghĩa vụ theo bản án, quyết định của Tòa án, Hội đồng xử lý cạnh tranh chưa được thực hiện là hợp lý.

Thứ ba, người nước ngoài tại Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Nghĩa vụ nộp thuế là nghĩa vụ tài chính của cá nhân đối với nhà nước Việt Nam. Và đã là nghĩa vụ thì các cá nhân bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ đó. Do vậy, chỉ khi các cá nhân là người nước ngoài thực hiện xong các nghĩa vụ về nộp thuế đối với nhà nước Việt Nam thì mới được xuất cảnh. Quy định này chính là biểu hiện rõ nét của thuế- khoản nộp bắt buộc được thực hiện bằng con đường quyền lực của Nhà nước.

Thứ tư, người nước ngoài tại Việt Nam đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Cũng tương tự như các trường hợp trên, quyết định xử phạt vi phạm hành chính chính là biểu hiện của quyền lực nhà nước bắt buộc phải thi hành. Do đó, dù cá nhân là người nước ngoài thì các cá nhân này cũng phải tôn trọng, tuân thủ thực hiện quyết định xử lý hành chính do cơ quan, chủ thể có thẩm quyền ban hành đối với cá nhân đó. Chỉ khi thi hành xong quyết định thì cá nhân đó mới được xuất cảnh.

Thứ năm, vì lý do quốc phòng, an ninh. Bảo vệ quốc phòng, an ninh luôn mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia. Vì nhiều lý do khác nhau mà nếu để cá nhân là người nước ngoài xuất cảnh tại một thời điểm có nguy cơ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh quốc gia thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ quyết định việc tạm hoãn xuất cảnh đối với cá nhân đó.

3. Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh đối với công dân Việt Nam:

Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh đối với công dân Việt Nam hiện được quy định tại Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Đối chiếu quy định giữa điều này và  Khoản 1 Điều 28 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2019 để so sánh các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài thì nhận thấy, các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh đối với công dân Việt Nam cũng được quy định có điểm tương đồng như các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh các điểm tương đồng, thì các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh đối với công dân Việt Nam được quy định với nhiều đối hơn. Ví dụ như nếu như đối với người nước ngoài, thì các cá nhân là bị can, bị cáo người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh; nhưng nếu cá nhân là công dân Việt Nam, thì bao gồm các cá nhân là đối tượng trên, và cá nhân là người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định ngưi đó bị nghthực hiện tội phạm sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.

Bên cạnh đó, thì các nhóm đối tượng tương đồng với người nước ngoài phải tạm hoãn xuất cảnh thì pháp luật còn quy định các nhóm đối tượng khác là công dân Việt Nam phải bị tạm hoãn xuất cảnh bao gồm các nhóm sau:

– Thứ nhất, người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án. Mặc dù không phải thi hành án tại cơ quan thi hành án hình sự nhưng nhóm chủ thể này vẫn đang có nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm hình sự theo bản án, quyết định của Tòa án. Do đó, các cá nhân này phải thực hiện các nghĩa vụ này tại Việt Nam, dưới sự giám sát, quản lý của cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam. 

– Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cn ngăn chặn ngay việc người đó trốn thì sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh. Thanh tra, kiểm tra là hoạt động quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực của xã hội. Do vậy, các cá nhân có các dấu hiệu vi phạm phải chịu những hình thức xử lý, kỷ luật phù hợp. Nên để đảm bảo cho quá trình điều tra, xử lý thì các cá nhân này không được ra nước ngoài. 

– Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng. Dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm khi đã xảy ra thì vấn đề đầu tiên đó chính là làm sao để nó không thể lan rộng ra các nơi khác, và tạm hoãn xuất cảnh là một trong những biện pháp hữu hiệu để làm giảm sự lây lan đó. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com