Thâm niên là gì? Khi nào người lao động được trả phụ cấp thâm niên?

Thâm niên là gì? Quyền và nghĩa vụ của người lao động? Chế độ tiền lương của người lao động?Chế độ phụ cấp thâm niên theo quy định của Bộ luật lao động? Quy định của pháp luật lao động về việc trả phụ cấp thâm niên?

Quan hệ lao động là một trong những mối quan hệ phổ biến trong xã hội do nhu cầu sản xuất, kinh doanh và nhu cầu sống của mỗi cá nhân. Trong mối quan hệ này, giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với nhau về công việc, tiền công, tiền lương, điều kiện công việc cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên.

Về mặt thời gian tồn tại của quan hệ lao động, các bên có thể thỏa thuận hợp đồng lao động có thời hạn hoặc làm việc có thời hạn lâu dài, không xác định thời hạn và phụ cấp thâm niên được đánh giá là một trong những khoản phụ cấp để khuyến khích và hỗ trợ cho những mối quan hệ lao động lâu dài.

LVN Group tư vấn luật về phụ cấp thâm niên trực tuyến: 1900.0191

1. Thâm niên là gì?

Thâm niên là khoảng thời gian làm việc liên tục của người lao động tại một cơ quan nào đó (được tính theo đơn vị năm). Thâm niên theo tiếng Anh là seniority. 

Phụ cấp thâm niên được hiểu là khoản phụ cấp lương được trả cho người lao động làm việc liên tục nhiều năm tại một cơ quan nào đó. Khoản phụ cấp này có ý nghĩa khuyến khích người lao động gắn bó với nghề, với cơ quan đang làm việc.

2. Quyền và nghĩa vụ của người lao động:

Theo quy định tại Điều 5 Bộ luật lao động năm 2019, người lao động có các quyền và nghĩa vụ như sau:

Thứ nhất, về quyền của người lao động:

– Người lao động làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc

– Hưng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

– Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

– Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

– Đình công;

Thứ hai, người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

– Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

– Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

– Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động các nội dung liên quan đến công việc thực hiện, thể hiện qua hợp đồng lao động với nội dung cơ biển như sau:

– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

– Họ tên, ngày tháng năm sinh, gii tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

– Công việc và địa điểm làm việc;

– Thời hạn của hợp đồng lao động;

– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Chế độ nâng bậc, nâng lương;

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

3. Chế độ tiền lương của người lao động:

Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung cơ bản trong quan hệ lao động chính là tiền lương. Cụ thể, theo quy định tại Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. 

Mức lương của người lao động được chi trả được xác định theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Tại Điều 91 Bộ luật lao động năm 2019, mức lương tối thiểu được quy định như sau:

– Là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.

– Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

– Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Ngoài tiền lương trong ngày làm việc bình thường, pháp luật còn quy định về tiền lương trong những trường hợp đặc biệt như sau:

Thứ nhất, về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật lao động năm 2019, tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm được tính như sau:

– Tiền lương làm thêm giờ vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

– Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

– Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Thứ hai, về tiền lương ngừng việc, người lao động được trả theo quy định tại Điều 99 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:

-Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

– Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;

– Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy him, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

+ Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

+ Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Thứ ba, người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi:

– Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả s tin đã tạm ứng.

Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.

– Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

4. Chế độ phụ cấp thâm niên theo quy định của Bộ luật lao động:

Tiền lương và các chế độ, phúc lợi khác ghi trong hợp đồng lao động được xác định cụ thể theo quy định tại Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH thì mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động bao gm:

Thứ nhất, mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

Thứ hai, phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

– Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

– Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Thứ ba, các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

– Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

– Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Như vậy có thể thấy trong quy định của Bộ luật lao động năm 2019 chưa có quy định cụ thể về phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên, đối chiếu với quy định trên, phụ cấp thâm niên cũng được đánh giá là phụ cấp lương và việc xác định phụ cấp thâm niên được thực hiện theo tinh thần quy định tại Điều 103 Bộ luật lao động năm 2019, theo đó, chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.

5. Quy định về phụ cấp thâm niên đối với một số đối tượng đặc thù:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với người lao động nói chung, phụ cấp thâm niên được đánh giá là một khoản phụ cấp lương được thỏa thuận trong hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, bên cạnh đó, pháp luật cũng có quy định cụ thể về cách xác định về phụ cấp này đối với một số đối tượng. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, phụ cấp thâm niên đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được quy định cụ thể tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP hướng dẫn bởi Thông tư 04/2005/TT-BNV:

– Cán bộ, công chức, viên chức quy định tại điểm 1 Mục I Thông tư 04/2005/TT-BNV, nếu đã xếp bậc l­ương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức (sau đây viết tắt là ngạch); trong chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) hiện giữ, thì được xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc l­ương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung

– Phụ cấp thâm niên nghề áp dụng đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm.

Thứ hai, phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo quy định tại Nghị định 54/2011/NĐ-CP và Hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH theo đó nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com