Thẩm quyền, phương pháp đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - DG - Thẩm quyền, phương pháp đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự

Thẩm quyền, phương pháp đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự

Chứng cứ là gì? Chứng cứ tiếng Anh là gì? Thẩm quyền đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự? Phương pháp đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự?

Đánh giá chứng cứ được xem là giai đoạn cuối cùng của quá trình chứng minh nhằm rút ra các kết luận về việc giải quyết vụ án trên cơ sở đánh giá các chứng cứ đã được thu thập trong quả trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.  Và việc đánh giá chứng cứ phải do các chủ thể tiến hành tố tụng thực hiện và  phương thức đánh giá chứng cứ theo phương pháp quy định của pháp luật.

1. Chứng cứ là gì?

Chứng cứ là một trong những chế định quan trọng của pháp luật tổ tụng hình sự: Đế giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xác định sự việc phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội. Quá trình thực hiện hành vi phạm tội là quá trình đã xảy ra trong quá khứ, muốn hình dung, tái hiện được diễn biển của nó cơ quan tiên hình tô tụng phải dựa vào chứng cứ của vụ án. Xét về bản chất, chứng cứ là những thông tin, tài liệu hay những gì có thật được cơ quan tiến hành tố tung thu thập, kiếm tra và đánh giá theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.

Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đăn vụ án.”

Trên cơ sở các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Cơ quan điều tra, Viện kiêm sát, Toà ở án đã thu thập chứng cứ bằng cách:

– Triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan, trumg cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy dịnh của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp những tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.

Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có quyền thực hiện các hoạt động điều tra, như khám xét, thu giữ, tạm giữ, đồ vật, tài liệu; khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi; xem xét dấu vết của thân thể; đối chất; nhận dạng; nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra; áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự…

Để thu thập chứng cứ, trong những trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát cũng có thể trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự.

Thuộc tính của chứng cứ

+ Tính khách quan của chứng cứ trong tố tụng hình sự:

Chứng cứ được dùng là những tài liệu, sự kiện có thật, phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án đã xảy ra, không bị xuyên tạc, bóp méo theo ý chí chủ quan của con người. Tính khách quan đòi hỏi bản thân các nguồn thông tin này phải có thật, không phụ thuộc vào khả năng con người có nhận biết chúng hay không. Tính khách quan còn thể hiện ở chỗ những gì là suy đoán, tưởng tượng, không có thật thì không phải là chứng cứ. Tính khách quan của chứng cứ trong tố tụng hình sự bắt đầu từ thời điểm chứng cứ được sinh ra.

+ Tính liên quan của chứng cứ trong tố tụng hình sự:

Có thể thấy, chứng cứ phải là cơ sở để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự, có mối quan hệ nội tại với những tình tiết, nội dung của vụ án. Nếu những gì tồn tại khách quan nhưng không liên quan đến vụ án thì không phải là chứng cứ.

+ Tính hợp pháp của chứng cứ trong tố tụng hình sự:

Tính hợp pháp của chứng cứ trong tố tụng hình sự thể hiện ở chỗ chứng cứ phải được rút ra từ những phương tiện chứng minh và được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Tính hợp pháp của chứng cứ được xác định nhằm đảm bảo giá trị chứng minh của chứng cứ.

=>Những gì được coi là chứng cứ trong vụ án hình sự phải thỏa mãn đầy đủ ba thuộc tính trên. Nếu xét mối quan hệ nội tại giữa các thuộc tính của chứng cứ thì tính khách quan và tính liên quan là nội dung của chứng cứ còn tính hợp pháp là hình thức của chứng cứ.

Điều 87, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về  Nguồn chứng cứ bao gồm:

“1.Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

a)Vật chứng;

b) Lời khai, lời trình bày;

c)Dữ liệu điện tử;

d)Kết luận giám định, định giá tài sản;

đ)Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

e)Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

g)Các tài liệu, đồ vật khác.

2.Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.”

Chứng cứ tiếng Anh là gì?

Chứng cứ tiếng Anh là “Evidences”.

3. Thẩm quyềnđánh giá chứng cứ trong Tố tụng Hình sự

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án.

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm người tiến hành tố tụng và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bao gồm những chủ thể sau:

+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;

+ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;

+Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.

4. Phương thức đánh giá chứng cứ trong Tố tụng Hình sự

Đánh giá chứng cứ là hoạt động tư duy logic của cơ quan tiến hành tố tụng và những người có thẩm quyền trên cơ sở các quy định của pháp luật nhằm xác định thuộc tính của chứng cứ và giá trị chứng minh của tổng  hợp các chứng cứ đã thu thập trong vụ án hình sự.

Đánh giá chứng cứ được xem là giai đoạn cuối cùng của quá trình chứng minh nhằm rút ra các kết luận về việc giải quyết vụ án trên cơ sở đánh giá các chứng cứ đã được thu thập trong quả trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Việc đánh giá chứng cứ trong vụ án hình sự sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng chứng cứ, đó là cơ sở để nhận định và kết luận về các vấn đề cụ thể mà ta cần giải quyết để làm rõ vụ án hình sự. Đánh giá chứng cứ còn là công việc được tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình tiến hành tố tụng đối với vụ án và là yếu tố có ý nghĩa quyết định đổi với việc giải quyết vụ án. Chứng cứ được đánh giá theo quy định của pháp luật và mặt khác những kết luận được rút ra từ việc đánh giá chứng cứ lại là cơ sở để cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra các quyết định, áp dụng các điều khoản để giải quyết vụ án.

Căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của chủ thể tiến hành tố tụng đánh giá chúng cứ được phân thành hai nhóm:

– Nhóm thứ nhất: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Những người này có nghĩa vụ chứng minh, do vậy việc đánh giả chứng cứ là nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng. Việc đánh giá chứng cứ của họ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định tố tụng, giải quyết thực chất vụ án. Do vậy, pháp luật đòi hỏi những người này phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của việc đánh giá chứng cứ.

– Nhóm thứ hai: Người tham gia tổ tụng có quyền lợi ích hợp pháp liên quan đến việc giải quyết vụ án có quyền chứng minh nói chung và đánh giá chứng cứ nói riêng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của minh.

Nguyên tắc đánh giá chứng cứ được quy định trong Bộ luật tổ tụng hình sự và được thể hiện ở một số điểm cơ bản sau:

+ Một là, việc đánh giá chứng cứ độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc hiến định về sự độc lập xét xử của toà án. Không ai được can thiệp cũng như xác định trước giá trị chứng minh của bất kỳ chứng cứ nào khi các cơ quan tiến hành tố tụng chưa tiến hành việc đánh giá và có kết huận cụ thể về vụ án.

+ Hai là, đánh giá chứng cứ phải trên cơ sở quy định của pháp luật hình sự cũng như pháp luật tố tụng hình sự. Chỉ trên cơ sở các quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm và cấu thành tội phạm cụ thể mới xác định đúng đối tượng chứng minh và giới hạn chứng minh; trên cơ sở quy định của Bộ luật tố tụng hình sự để đảm bảo được tính xác thực tính hợp pháp và tính liên quan của chứng cứ.

+ Ba là, việc đánh giá chứng cứ phải được đánh giá một cách tổng hợp, khách quan, đầy đủ theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Để đáp ứng được nguyên tắc này, cần phải sử dụng phương pháp đánh giá đối với từng chứng cứ trước khi đánh giá toàn bộ chứng cứ. Có như vậy mới xem xét vụ án một cách khách quan, hạn chế được sự suy đoán không cần thiết, gây lạc hướng cho vấn đề điều tra. Sau đó mới tiến hành tổng hợp, liên hệ với nhau trên cơ sở thống nhất để dưa ra những suy luận logic nhằm giải quyết vụ án một cách nhanh chóng nhất.

+ Bốn là, đánh giá chứng cử riêng lẻ để xác định được tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp của chứng cứ.

+ Năm là, tổng hợp chứng cứ sau khi đánh giá xong từng chứng cứ. Việc đánh giá tổng hợp chứng cứ nằm xác định đúng đắn giới hạn chứng minh và kết luận.

Phương thức đánh giá chứng cứ: Nếu đánh giá đúng giá trị chứng minh của chứng cứ thì góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của

Để đánh giá chứng cứ một cách có hiệu quả, cần thực hiện các công việc:

– Nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra các chứng cứ đã thu thập được; Xác định mối quan hệ giữa các chứng cứ, có cần thiết phải bổ sung không;

– Chứng cứ có được thu thập từ nguồn tin cậy không và cơ sở nào thể hiện sự tin cậy?

– Xác định nhóm chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội, các chứng cứ có giá trị buộc tội, các chứng cứ có giá trị gỡ tội, các chứng cứ chứng minh đồng phạm;

– Xác định các nhóm chứng cứ để xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật khác có liên quan.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com