Thi đua khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức

Tổ chức thi đua, danh hiệu, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua, mức tiền thưởng thi đua? Hình thức, các loại hình khen thưởng? Thẩm quyền quyết định, trao tặng, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng?

Thi đua khen thưởng là một trong những hoạt động được tiến hành thường xuyên trong hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm động viên, khuyến khích các cán bộ, công chức, viên chức nâng cao vai trò, hoàn thiện bản thân trong quá trình hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của mình trong cơ quan nhà nước. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về vấn đề thi đua khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Dịch vụ LVN Group tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.0191

Cơ sở pháp lý

– Luật Thi đua khen thưởng năm 2003

– Nghị định số 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật thi đua khen thưởng

– Thông tư số 08/2017/TT-BNV hướng dẫn Nghị định số 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn luật thi đua khen thưởng quy định hình thức chế độ khen thưởng cán bộ công chức viên chức

1. Tổ chức thi đua, danh hiệu, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua, mức tiền thưởng thi đua

Thi đua của cán bộ, công chức, viên chức là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cán bộ, công chức, viên chức nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

* Tổ chức thi đua

Việc thi đua của cán bộ, công chức, viên chức có thể được tổ chức dưới các hình thức sau:

– Thi đua thường xuyên: hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cán bộ, công chức, viên chức để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

– Thi đua theo đợt: hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

* Danh hiệu thi đua khen thưởng và tiêu chuẩn

Cán bộ, công chức, viên chức có thể đạt được các danh hiệu thi đua khen thưởng sau:

– Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” 

Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất được lựa chọn trong số những cá nhân có hai lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

– Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”

Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”: được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

– Là “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”;

– Có sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức, đơn vị công nhận.

– Danh hiệu “Lao động tiên tiến”

– Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng cho cán bộ, công chức, viên chức đạt các tiêu chuẩn sau:

+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao;

+ Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua;

+ Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ;

+ Có đạo đức, lối sống lành mạnh.

Ngoài ra, Điều 5 Nghị định 65/2014/NĐ-CP quy định thêm về Danh hiệu “Lao động tiên tiến” như sau:

 – Cán bộ, công chức, viên chức tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở y tế thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

– Cán bộ, công chức, viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì được xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

 – Thời gian nghỉ thai sản theo quy định được tính để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

 – Đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyển công tác, cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” (trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ).

– Trường hợp được điều động, biệt phái đến cơ quan, đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì việc xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến” do cơ quan, đơn vị điều động, biệt phái xem xét quyết định (có ý kiến nhận xét của cơ quan, đơn vị tiếp nhận cá nhân được điều động, biệt phái).

– Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với một trong các trường hợp: Mới tuyển dụng dưới 10 tháng, nghỉ từ 40 ngày làm việc trở lên, bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.

* Mức tiền thưởng thi đua

– Chiến sĩ thi đua toàn quốc: 6,705,000

– Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương: 4,470,000

– Chiến sĩ thi đua cơ sở: 1,490,000

– Lao động tiên tiến: 447,000

Từ những phân tích trên, bạn đọc đã có những thông tin cơ bản về vấn đề tổ chức thi đua, các danh hiệu thi đua cũng như mức tiền thưởng thi đua đối với cán bộ, công chức, viên chức.

2. Hình thức, các loại hình khen thưởng

Khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cán bộ, công chức, viên chức có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

* Các loại hình khen thưởng

– Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được là hình thức khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức có thành tích xuất sắc hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Khen thưởng theo đợt (hoặc chuyên đề) là khen thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức đạt được thành tích xuất sắc sau khi kết thúc đợt thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động.

– Khen thưởng đột xuất là khen thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức lập được thành tích đột xuất. Thành tích đột xuất là thành tích đạt được ngoài chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ mà cán bộ, công chức, viên chức phải đảm nhiệm.

– Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức có quá trình tham gia hoạt động trong các giai đoạn cách mạng, giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, có công lao, thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

(Xem thêm tại Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật thi đua khen thưởng)

* Hình thức khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức

Khi cán bộ, công chức, viên chức có các thành tích trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì được khen thưởng bằng một trong các hình thức sau:

– Huân chương: Huân chương để tặng hoặc truy tặng cho cán bộ, công chức, viên chức có công trạng, lập được thành tích thường xuyên hoặc đột xuất, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Danh hiệu vinh dự nhà nước: Danh hiệu vinh dự nhà nước để tặng hoặc truy tặng cho cán bộ, công chức, viên chức có những đóng góp đặc biệt xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Kỷ niệm chương, huy hiệu: Kỷ niệm chương hoặc Huy hiệu để tặng cho cán bộ, công chức, viên chức có đóng góp vào quá trình phát triển của bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội.

– Bằng khen: Bằng khen để tặng cho cán bộ, công chức, viên chức lập được thành tích thường xuyên hoặc đột xuất.

– Giấy khen: Giấy khen để tặng cho cán bộ, công chức, viên chức lập được thành tích thường xuyên hoặc đột xuất.

Từ những phân tích trên, bạn đọc phần nào nắm được một số hình thức cũng như các loại hình khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức.

3. Thẩm quyền quyết định, trao tặng, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng

* Thẩm quyền quyết định, trao tặng

– Chủ tịch nước quyết định tặng huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước.

– Chính phủ quyết định tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”.

Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.

– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, lãnh đạo cơ quan, tổ chức ở trung ương của đoàn thể, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tặng bằng khen, cờ thi đua, danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.

– Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ban, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước; Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở”, danh hiệu “Lao động tiên tiến” và giấy khen.

* Thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng

– Thủ tục đề nghị khen thưởng:

+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, lãnh đạo cơ quan trung ương của đoàn thể, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ để đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước.

+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo cơ quan trung ương của đoàn thể, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Chính phủ quyết định tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”; đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”.

+ Các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng khác do cấp dưới trực tiếp của người có thẩm quyền quyết định danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đề nghị.

+ Cơ quan chức năng về thi đua, khen thưởng tiếp nhận, xem xét hồ sơ và giúp người có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng.

– Hồ sơ xét danh hiệu thi đua gồm:

+ Báo cáo thành tích của cán bộ, công chức, viên chức

+ Đề nghị của Hội đồng thi đua;

+ Biên bản bình xét thi đua.

– Hồ sơ đề nghị xét khen thưởng gồm:

+ Bản thành tích của cán bộ, công chức, viên chức được đề nghị khen thưởng;

+ Văn bản đề nghị khen thưởng của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có cán bộ, công chức, viên chức được xét khen thưởng;

+ Trường hợp đề nghị khen thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức có phát minh sáng kiến, cải tiến, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, sáng tác hoặc sáng tạo trong các lĩnh vực khác phải kèm chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Thông qua những phân tích trên, bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về vấn đề thi đua, khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức cũng như hướng dẫn bạn đọc những thủ tục, làm hồ sơ xét thi đua, khen thưởng đối với cán bộ công chức, viên chức.

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com