Khái quát về thiết chế? Thiết chế là gì? Thiết chế xã hội là gì? Các chức năng và nhiệm vụ của thiết chế xã hội?
Thiết chế hay thể chế là một trong những khái niệm không phái quá xa lại với mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết nhất định liên quan đến thiết chế. Thiết chế xã hội có thể được hiểu là một hệ thống xã hội phức tạp của các chuẩn mực, các vai trò xã hội, gắn bó qua lại với nhau, được hình thành và hoạt động để thỏa mãn những nhu cầu và thực hiện các chức năng xã hội quan trọng.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191
1. Thiết chế là gì?
Thiết chế được hiểu như sau:
Thiết chế được hiểu là toàn bộ các quy định chi phối một tổ chức, một đoàn thể; chỉ toàn bộ hệ thống tổ chức và hệ thống giám sát mọi hoạt động xã hội, nhờ đó mà các quan hệ xã hội kết hợp với nhau, đảm bảo cho các cộng đồng hoạt động nhịp nhàng.
– Về mặt tổ chức, thiết chế được hiểu là một hệ thống tổ chức bộ máy được thiết lập dựa trên cơ sở thể chế quy định của Hiến pháp nước Việt Nam cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, pháp luật để thực hiện một hoạt động nào đó của xã hội, là hệ thống các cơ quan quyền lực, các đại diện cho cộng đồng, đảm bảo những hoạt động đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cộng đồng và cá nhân.
– Bên cạnh đó, hệ thống tổ chức, còn có hệ thống giám sát không theo hình thức có tổ chức, đó là phong tục, tập quán, dư luận, luôn luôn đánh giá và điều chỉnh hành vi của các thành viên trong cộng đồng.
Các loại hình thiết chế bao gồm:
– Thứ nhất: Thiết chế kinh tế:
Các thiết chế kinh tế: Gồm những thiết chế liên quan đến sản xuất và phân phối của cải, điều chính ự lưu thông tiền tệ, tổ chức và phân công lao động xã hội.
– Thứ hai: Thiết chế chính trị:
Các thiết chế kinh tế: Những thiết chế như chính phủ, Quốc hội, các Đảng phái và các tổ chức chính trị…
– Thứ ba: Thiết chế tinh thần:
Những thiết chế liên quan đến các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, khoa học, tôn giáo.
– Thứ tư: Thiết chế giao tiếp công cộng:
Các thiết chế giao tiếp công cộng: Gồm tất cả những khuôn mẫu và phương thức hành vi trong sự giao tiếp công cộng. Các mối quan hệ xã hội giữa người với người đều thông qua các thiết chế.
Một số điểm nổi bật của thiết chế:
– Trên thực tế, trong một xã hội thường tồn tại năm loại thiết chế cơ bản làm nền móng cho toàn xã hội đó là: Gia đình, giáo dục, tôn giáo, kinh tế và Nhà nước (chính trị). Mỗi một thiết chế đều có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng của nó. Các thiết chế này tồn tại trong mọi xã hội, nhưng hình thức của các thiết chế này khác nhau trong các xã hội khác nhau. Đó là những hiện tượng văn hóa, đã phản ánh được những đặc trưng riêng của mỗi xã hội.
– Sự nảy sinh của thiết chế xã hội là do điều kiện khách quan nhất định, biểu hiện ở tính thống nhất với cơ sở kinh tế xã hội. Bản thân thiết chế xã hội có tính độc lập tương đối và có sự tác động trở lại đối với cơ sở kinh tế, xã hội. Tồn tại trong xã hội, các thiết chế tuy có những đặc trưng riêng về chức năng và nhiệm vụ, nhưng lại liên quan rất chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống.
– Thiết chế luôn được mọt người trong xã hội công nhận và tán thành. Nói như vậy không có nghĩa là sẽ có sự tuân thủ tuyệt đối ở các mô hình, và sẽ có những ảnh hưởng không tuân thủ các mô hình thiết chế và đây là nền móng của những biến đổi trong xã hội.
Ta nhận thấy, thiết chế có những ảnh hưởng và vai trò quan trọng đối với đất nước ta. Thực tế, một xã hội muốn tồn tại và phát triển bình thường phải tổ chức một cách có trật tự và hệ thống. Có nghĩa là, nó phải được hình thành nên những mô hình hành vi, những khuôn mẫu, khuôn phép chung để từ đó hành động cho phù hợp. Không thể nói đến sự tồn tại và phát triển của xã hội mà lại không có thiết chế, tức là một xã hội không có kỷ cương quy tắc.
2. Thiết chế xã hội là gì?
Hiện nay, trên thực tế, có rất nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến khái niệm thiết chế xã hội, có thể điểm qua một số quan điểm sau:
– V.A.Cruglicov cho rằng thiết chế xã hội là sự biểu hiện vật chất của các chuẩn mực xã hội và cơ quan điều hòa việc tuân theo các chuẩn mực đó. Thiết chế xã hội là sự tổ chức các hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội nhất định, làm cho các quan hệ xã hội có thể có được tính ổn định và kế thừa. Thiết chế xã hội biểu hiện ra dưới hình thức các cơ quan khác nhau thực hiện các chức năng điều hòa những lĩnh vực nào đó của các quan hệ xã hội.
– Theo G.V.Oxipov, thiết chế xã hội là tổ chức nhất định của hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội, được thực thi bằng hệ thống phối hợp của những quy chuẩn về hoành vi, chuẩn mực và giá trị, được hướng một cách hợp lý.
– W.G.Sumner đã định nghĩa thiết chế là một khái niệm hay một cấu trúc hàm chứa một mục đích hay một chức năng do một tổ chức có hệ thống gồm nhiều người tiến hành.
Trước những quan điểm khác nhau được nêu cụ thể bên trên, chúng ta có thể rút ra được một khái niệm tương đối phù hợp đó là: Thiết chế xã hội là một tập hợp bền vững các giá trị chuẩn mực, vị thế, vai trò và nhóm vận động xung quanh nhu cầu cơ bản của xã hội. Thiết chế xã hội là một tổ chức nhất định của sự hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội được thực hiện bằng một hệ thống của các hành vi con người với các chuẩn mực, điều luật và cả cơ chế vật chất của nó mà các nhóm xã hội phải tôn trọng, nó là chất kết dính giữa các cá nhân, các nhóm xã hội và sự điều tiết hoạt động của chúng.
Từ những định nghĩa và phân tích đã nêu trên, có thể rút ra một số vấn đề sau : Thiết chế xã hội là sự tổ chức của các hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội, là mô hình hành vi chung cho mọi thành viên trong những lĩnh vực khác nhau của một xã hội nhất định. Các thiết chế là những thành tố đặc thù bảo đảm tính kế thừa và tính ổn định nhất định của những mối liên hệ và những mối quan hệ trong khuôn khổ của các giá trị và chuẩn mực xã hội của mọi thành viên. Thiết chế là một cấu trúc và một chức năng.
Thiết chế xã hội trong tiếng Anh được gọi là Social Institutions.
3. Chức năng và nhiệm vụ của thiết chế xã hội:
Vai trò của thiết chế xã hội:
Khi xã hội loài người hình thành với tư cách là một hệ thống có tổ chức thì thiết chế xã hội cũng ra đời như một nhu cầu tất yếu để ổn định và duy trì trật tự xã hội; không có xã hội nào là không có thiết chế xã hội.
Thiết chế xã hội có tính độc lập tương đối và có tác động trở lại đối với cơ sở kinh tế – xã hội. Sự nảy sinh của thiết chế xã hội là do điều kiện khách quan nhất định không do yếu tố chủ quan, chúng biểu hiện ở tính thống nhất với cơ sở kinh tế xã hội. Cơ sở kinh tế – xã hội như thế nào thì hình thành thiết chế xã hội như thế ấy.
Chức năng cơ bản của thiết chế xã hội bao gồm:
– Chức năng cơ bản của thiết chế xã hội là điều tiết các quan hệ xã hội trong những lĩnh vực khác nhau của hoạt động xã hội. Sự điều tiết này tác động đến sự lựa chọn của các cá nhân. Nhờ đó, thiết chế xã hội xã hội hoá con người và hành vi xã hội;
– Chức năng cơ bản của thiết chế xã hội là tạo sự ổn định và kế thừa trong các quan hệ xã hội; điều chỉnh hành vi của nhóm, cá nhân và duy trì sự đoàn kết bên trong nhóm;
– Chức năng cơ bản của thiết chế xã hội là kiểm soát xã hội. thiết chế xã hội là hệ thống của những qui định xã hội rất chặt chẽ. Để thực hiện những qui định đó phải có những phương tiện và phương thức cần thiết. Mặt khác, bản thân thiết chế xã hội cũng là một phương tiện kiểm soát xã hội. Có hai phương thức kiểm soát xã hội là kiểm soát chính thức và kiểm soát phi chính thức.
– Riêng với thiết chế truyền thông, còn có chức năng kết nối, siêu kết nối – kết nối khơi thức nguồn tài nguyên mềm, tạo sức mạnh mềm.
– Từ siêu kết nối, truyền thông đảm nhận vai trò can thiệp và kiến tạo xã hội.
Ta nhận thấy, thiết chế xã hội có thể được xem xét qua cơ cấu bên ngoài (hình thức vật chất của thiết chế) và cơ cấu bên trong (nội dung hành động của thiết chế). Cụ thể:
+ Về cơ cấu bên ngoài của thiết chế xã hội:
Biểu hiện như một tổng thể những người, những cơ quan được trang bị những phương tiện vật chất nhất định và thực hiện những chức năng xã hội nhất định.
+ Về cơ cấu bên trong của thiết chế xã hội:
Bao gồm tập hợp nhất định những tiêu chuẩn được định hướng theo mục tiêu về hành vi của những người nhất định, trong hoàn cảnh nhất định.
Chức năng chính của thiết chế xã hội đó là khuyến khích, điều chỉnh, điều hòa, hành vi của con người phù hợp với quy phạm và chuẩn mực của thiết chế và tuân thủ thiết chế cũng như để ngăn chặn, kiểm soát, giám sát những hành vi lệch lạc do thiết chết quy định.